Thu hút đầu tư tư nhân xây dựng đường sắt đô thị
Vậy nguồn lực có từ đâu? Từ vốn ODA, ngân sách Nhà nước và tới đây thành phố mở rộng đầu tư tư nhân, nhằm giảm áp lực lên vốn ngân sách.
Hà Nội thực hiện đề án này theo “1 kế hoạch, 3 phân kỳ”. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư là giải pháp để Hà Nội rút ngắn thời gian, tiết kiệm kinh phí.
Trong hơn 55 tỷ USD thực hiện 14 tuyến đường sắt đô thị, ngân sách Nhà nước là 31,5 tỷ USD và 26,2 tỷ USD từ vốn ODA. Như vậy, Hà Nội cần Trung ương hỗ trợ khoảng 8,6 tỷ USD.

Ông Đặng Huy Đông, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, cho hay: “Qua hai dự án vốn ODA, cho thấy mình mất quyền làm chủ, họ (nhà đầu tư: chú thích của PV) đặt ra quy định rất mệt mỏi. Nếu chúng ta biết làm, sẽ có trái phiếu chính quyền, trái phiếu dự án, kênh thứ hai là thu hồi giá trị đất ở khu đô thị gắn với nhà ga”.

Theo các chuyên gia, cần cẩn trọng khi xây dựng cơ chế, chính sách đón đầu tư tư nhân.
Lê Đình Vinh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn EVERLAND, cho rằng: “Nguồn lực của xã hội rất lớn, yếu tố kiên quyết đó là minh bạch khi thu hút và kiểm soát nguồn lực để tránh thất thoát nguồn lực đầu tư”.
Mấu chốt để Hà Nội về đích 500 km đường sắt đô thị bao gồm công nghệ và nguồn vốn. Thu hút đầu tư tư nhân trúng và đúng trong bối cảnh hiện nay cùng thuận lợi Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc Hội thông qua, tiếp tục mở ra thuận lợi để thành phố hoàn thành nhiệm vụ khó này.
Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.
Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).
0