Thìa 'muối điện' giúp ăn uống lành mạnh

Công ty Kirin Holdings của Nhật Bản sẽ bắt đầu bán những chiếc thìa “muối điện” giúp tăng vị đậm đà của đồ ăn mà không cần thêm muối, từ đó có thể thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Sản phẩm độc đáo đã được ra mắt thị trường trong nước ngày 20/5, đánh dấu lần đầu tiên công nghệ này được thương mại hóa. 

Chiếc thìa này nặng 60 gram, được làm bằng nhựa và kim loại, sử dụng pin lithium. Thiết bị do Phó Giáo sư Hiromi Nakamura của Đại học Tokyo và Giáo sư Homei Miyashita của Đại học Meiji đồng sáng chế.

Trước đó, ông Miyashita đã chứng minh được đũa điện có tác dụng tăng vị giác.

Giáo sư  Homei Miyashita cho biết: “Khi bạn ăn thực phẩm ít muối, chỉ một số natri trong đó sẽ tiếp xúc với lưỡi của bạn. Vì vậy chúng tôi sử dụng dòng điện để hút natri vào lưỡi, tạo ấn tượng về vị mặn cho người sử dụng".

Hiệu ứng này được tạo ra bằng cách truyền điện trường yếu từ thìa để tập trung các phân tử ion natri trên lưỡi, từ đó làm tăng cảm giác mặn của thức ăn. 

Nghiên cứu về thiết bị có thể thay đổi vị giác, hai nhà khoa học Nhật Bản được trao giải Ig Nobel - giải thưởng dành cho những thành tựu bất thường và độc lạ. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát minh mới có thể giúp người dùng cắt giảm lượng natri tiêu thụ và thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Chiếc thìa này nặng 60 gram, được làm bằng nhựa và kim loại, sử dụng pin lithium.

Công ty Kirin cho rằng công nghệ này có tầm quan trọng đặc biệt tại Nhật Bản, nơi người trưởng thành tiêu thụ trung bình khoảng 10 gram muối/ngày, cao gấp đôi so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Chế độ ăn quá nhiều muối làm tăng tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao, đột quỵ và các bệnh khác.

Trong tháng 5 này, công ty Kirin dự kiến chỉ bán 200 chiếc thìa muối điện thông qua nền tảng trực tuyến với giá 19.800 yen (127 USD)/chiếc. Dự kiến, trong tháng 6 tới, một nhà bán lẻ của Nhật Bản sẽ bán sản phẩm này với số lượng hạn chế.

Trong năm 2025, công ty Kirin có kế hoạch bán sản phẩm thìa "muối điện” mới ra nước ngoài và hy vọng sản phẩm độc lạ của họ sẽ thu hút được 1 triệu người dùng trên toàn cầu trong 5 năm. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.

Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.

Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.

Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.