Theo dõi rạn san hô tại Australia bằng thiết bị tự lái
Tẩy trắng rạn san hô là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ nước biển tăng cao khiến san hô trục xuất tảo sống trong mô ra ngoài và làm màu sắc rực rỡ của san hô biến mất. Một số loài san hô bị tẩy trắng có thể phục hồi đáng kể và có khả năng phục hồi nếu nhiệt độ nước biển giảm.


Tuy nhiên, nếu nhiệt độ đại dương duy trì ở mức cao trong thời gian dài thì san hô sẽ chết. Tại bang Queensland của Australia, thiết bị không người lái có tên Hydrus đang tiến hành các cuộc khảo sát thường xuyên với độ chính xác cao về tác động của biến đổi khí hậu đối với rạn san hô.
Thông thường, chúng tôi thực hiện việc này với các đội lặn, tuy nhiên tầm nhìn và khả năng di chuyển của họ rất hạn chế. Vì thế, chúng tôi đã phải tăng cường các phương pháp khảo sát mới như sử dụng robot, cho phép chúng tôi mở rộng quy mô khảo sát, vì chúng có thể hoạt động ở những khu vực nguy hiểm, có cá mập hoạt động.
Bà Melanie Olsen - Viện khoa học Hàng hải Australia.
Hydrus có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động không cần truy cập Internet hoặc GPS, trong phạm vi 9km, ở độ sâu lên tới 3000m trong tối đa 3 giờ và có thể quay video 4k đồng thời đưa ra các phân tích theo thời gian thật. Thiết bị cũng sử dụng phương pháp quang trắc để tạo ra các mô hình kỹ thuật số 3D của một khu vực hoặc cấu trúc bằng cách xây dựng các lớp hình ảnh 2D.

Chúng tôi đang nghiên cứu lập bản đồ san hô với Viện Khoa học Hàng hải Australia. Điều chúng tôi đang cố gắng làm là lập bản đồ các khu vực san hô để phát hiện sự thay đổi trong các khu vực đó, sau đó thể sử dụng dữ liệu này để ngoại suy và lập mô hình cho toàn bộ rạn san hô. Một trong những lợi ích của việc sử dụng hệ thống robot là nó có thể quay trở lại cùng một vị trí mọi lúc. Nó chụp ảnh từ mọi góc, điều mà con người khó làm được.
Ông Peter Baker - Công ty Advanced Navigation.
Trải dài khoảng 2.300 km dọc theo bờ biển phía đông bắc Australia, rạn san hô Great Barrier đã chứng kiến 6 đợt tẩy trắng cục bộ kể từ năm 1998. Các nhà khoa học dự đoán nhiều rạn san hô sẽ bị tẩy trắng trong năm nay, sau nhiều tháng nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng khí hậu El Nino.

Trong khi các nhà khoa học đang thử nghiệm khả năng phục hồi của các rạn san hô, nhiều tổ chức và các nhà môi trường đang thực hiện các dự án phục hồi rạn san hô để nâng cao nhận thức cộng đồng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, thì những nỗ lực này được cho là quá nhỏ bé để ngăn cản san hô biến mất. Ước tính, thế giới có thể mất tới 90% rạn san hô vào năm 2050.


Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
0