Tang lễ Giáo hoàng Francis sẽ được tổ chức giản dị

Lễ tang của Đức Giáo hoàng Francis sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Peter, Vatican vào lúc 10 giờ sáng ngày 26/4, theo giờ địa phương (tức khoảng 15h cùng ngày), theo cách giản dị hơn so với các Giáo hoàng trước đây.

Hàng trăm nghìn người bao gồm các khách mời quốc tế và tín đồ từ khắp nơi trên thế giới dự kiến sẽ có mặt tại buổi lễ tiễn đưa vị giáo hoàng người Argentina, người đã để lại dấu ấn sâu đậm về sự khiêm nhường và cải cách trong hơn một thập kỷ lãnh đạo Giáo hội Công giáo.

Theo Vatican, tang lễ lần này sẽ được tổ chức giản dị hơn so với các lễ tang giáo hoàng trước đây, phản ánh mong muốn của Giáo hoàng Francis khi còn sống – trở thành “môn đồ của Chúa Kitô” thay vì là “một trong những người đàn ông quyền lực của thế giới”.

Nhiều lãnh đạo quốc tế xác nhận tham dự

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nằm trong số hàng chục nguyên thủ và quan chức cấp cao xác nhận sẽ đến dự. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cử một phái đoàn đến dự lễ.

Không chỉ là một sự kiện tôn giáo trọng đại, tang lễ Đức Giáo hoàng còn mang ý nghĩa ngoại giao sâu sắc. Với vai trò là người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã, đồng thời là lãnh đạo Tòa thánh Vatican – một thực thể có chủ quyền được quốc tế công nhận – Đức Giáo hoàng đại diện cho hơn 1,4 tỷ tín đồ trên toàn thế giới.  Điều này lý giải vì sao lễ tang của các Giáo hoàng luôn thu hút sự hiện diện đông đảo của các nhà lãnh đạo toàn cầu. Ví dụ có thể kể đến, Tang lễ của Giáo hoàng John Paul II năm 2005 đã quy tụ khoảng 70 tổng thống và thủ tướng – trở thành một trong những sự kiện ngoại giao lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Hàng người trung thành xếp hàng vào Vương cung thánh đường Thánh Peter để tỏ lòng tôn kính khi Đức Giáo hoàng Francis nhập quan vào ngày 23/4/2025. Ảnh: Hannah McKay/Reuters

Chính phủ Italy ước tính sẽ có ít nhất 200.000 người nước ngoài đến Rome trong dịp này. Tuy nhiên, số người tham dự dự báo sẽ không đạt mức cao như tang lễ của Giáo hoàng John Paul II, sự kiện từng thu hút đến 4 triệu người. Lý do là thời gian tại vị của Giáo hoàng Francis chỉ kéo dài 12 năm, ngắn hơn nhiều so với 26 năm của Giáo hoàng John Paul II. Thêm vào đó, khoảng cách địa lý từ Argentina, quê hương của Giáo hoàng Francis, cũng xa hơn so với Ba Lan – quê hương của Giáo hoàng John Paul II, nơi có đông đảo tín đồ và dễ dàng di chuyển đến Rome.

Nghi thức tang lễ giản dị

Năm 2024, Giáo hoàng Francis đã sửa đổi nghi lễ an táng dành cho Giáo hoàng, thể hiện rõ tinh thần giản dị và cải cách. Theo nghi lễ mới, ngài sẽ được an táng trong một chiếc quan tài duy nhất – khác với truyền thống ba lớp của các giáo hoàng tiền nhiệm. Trong các phần cầu nguyện, danh xưng như “Giáo hoàng tối cao” sẽ được hạn chế sử dụng, thay vào đó là các tước vị như “Giám mục Rome”, “Mục sư” hay “Roman Pontifex”.

Đức Tổng Giám mục Diego Ravelli – người phụ trách nghi lễ phụng vụ của Tòa thánh – cho biết việc điều chỉnh này nhằm khẳng định tang lễ là “của một người chăn chiên và môn đồ của Chúa Kitô, không phải một người quyền lực trần thế”.

Buổi lễ do Đức Hồng y Giovanni Battista Re, 91 tuổi, hiện là Trưởng khoa Hồng y đoàn, chủ trì. Nghi lễ sẽ diễn ra bằng nhiều ngôn ngữ để phản ánh tính toàn cầu của Giáo hội. Dự kiến, các bài đọc Kinh Thánh sẽ được trình bày bằng tiếng Italy, Tây Ban Nha, tiếng Anh; các lời cầu nguyện chính bằng tiếng Latin và tiếng Italy, cùng các ngôn ngữ khác như Ả Rập, Ba Lan, và Trung Quốc.

Toàn cảnh linh cữu của Giáo hoàng Francis được đưa vào Vương cung thánh đường tại Quảng trường Thánh Peter vào ngày 23/4/2025 tại Vatican. Ảnh: Mario Tama/Getty Images.

An táng ngoài Vatican

Sau tang lễ, quan tài Giáo hoàng Francis sẽ được chuyển đến Vương cung thánh đường Đức Mẹ Đồng Trinh – một nhà thờ nằm ngoài tường thành Vatican. Đây là nơi ngài thường xuyên lui tới và đặc biệt yêu mến. Với quyết định này, Đức Giáo hoàng Francis trở thành giáo hoàng đầu tiên được chôn cất tại đây kể từ thế kỷ XVII, và là người đầu tiên sau hơn 100 năm không được chôn cất bên trong Vatican.

Trong di chúc được công bố đầu tuần, ngài bày tỏ mong muốn được an táng dưới lòng đất, trong một ngôi mộ đơn sơ “không có đồ trang trí đặc biệt”, với một tấm bia đá chỉ khắc tên ngài bằng tiếng Latin: Franciscus.

Nhà báo Christopher White, phóng viên Vatican của National Catholic Reporter, nhận định: “Ngay từ khi được bầu làm Giáo hoàng năm 2013, Giáo hoàng Francis đã lựa chọn lễ phục đơn sắc, giản dị, như một thông điệp cho một Giáo hội ít phô trương hơn. Việc giản lược tang lễ lần này là bài học cuối cùng của ngài về đức khiêm nhường”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông có thể gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngay sau chuyến đi tới Ả Rập Xê Út, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Giới lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao của Pakistan ngày 24/4 sẽ tiến hành họp khẩn sau khi Ấn Độ quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao với Islamabad, đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn và trục xuất các tùy viên quân sự Pakistan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không đơn phương giảm thuế cho Trung Quốc. Hiện Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để bắt đầu đối thoại về vấn đề này.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ quán Na Uy đã ký kết Thỏa thuận hợp tác mới cho dự án “Tăng cường quan hệ đối tác đa phương trong quản lý chất thải tuần hoàn và bền vững”.

Nhiều nghi thức truyền thống của Giáo hội Công giáo được khởi động sau sự ra đi của Đức Giáo hoàng Francis vào ngày 21/4. Trong đó, việc tiêu hủy chiếc nhẫn Ngư phủ – biểu tượng quyền lực của Giáo hoàng – lại một lần nữa thu hút sự chú ý.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã lên tiếng hối thúc phong trào Hamas trả tự do cho toàn bộ con tin ở Gaza.