Sổ hồng chung cư - chờ đến bao giờ?
Mua một căn hộ chung cư với nhiều người dân sống ở các thành phố là một tài sản lớn, của cải tích cóp lâu dài, thậm chí cả đời. Thông thường khi mua bán, giữa khách hàng và chủ đầu tư ký với nhau hợp đồng với rất nhiều ràng buộc, trong đó luôn có điều khoản về trách nhiệm giao sổ hồng của chủ đầu tư.
Thế nhưng vì nhiều lý do, cam kết này đã bị chủ đầu tư vi phạm. Hàng chục nghìn căn hộ ở Hà Nội chưa được cấp sổ hồng dù người dân đã vào ở ổn định, có nơi hàng chục năm.

Bỏ tiền mua một chỗ "an cư" nhưng chờ cả thập kỷ chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhiều gia đình ví von mình đang ở trong cảnh "sống treo". Và có những cư dân ở tuổi "gần đất xa trời" nhưng vẫn canh cánh nỗi lo không biết chờ tới bao giờ mới đến ngày thấy cuốn sổ hồng để sang tên cho con cháu.
Tình trạng chủ đầu tư chậm cấp sổ hồng cho cư dân không chỉ gây bức xúc trong dư luận, còn kéo theo nhiều hệ lụy mà khách hàng mua nhà là người chịu ảnh hưởng trực tiếp, phải “khóc dở mếu dở” vì những sai phạm của chủ đầu tư.

Hiện nay, tại Hà Nội còn hàng chục ngàn căn hộ chưa được cấp sổ hồng, trong đó có nhiều dự án chủ đầu tư đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và hệ quả là những người mua nhà sẽ rơi vào tình trạng “ba không”: Không được cấp sổ, Không đảm bảo an toàn về chỗ ở và Không có quyền đầy đủ với căn hộ đã mua.
Nghị định 91 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nêu rõ, nếu chủ đầu tư nhà chung cư chậm làm sổ hồng cho cư dân có thể bị phạt lên tới một tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay số lượng chủ đầu tư bị phạt vẫn rất ít. Còn cư dân thì vẫn kiên trì kiến nghị đến các cấp chính quyền với mong muốn quyền lợi của mình được đảm bảo.


Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
0