Khi chủ đầu tư chung cư bỏ rơi cư dân
Gia đình chị Tạ Thị Năm dọn về căn phòng này ở chung cư Tân Hồng Hà tại địa chỉ 317 đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân đã 5 năm nay. Căn phòng khá rộng rãi, khang trang thuận tiện cho việc sinh sống của gia đình. Thế nhưng, điều khiến chị luôn lo lắng, bất an là đã 5 năm rồi mà vẫn chưa được cấp sổ hồng.
Vì tòa nhà chưa được nghiệm thu hoàn công và làm hồ sơ cấp sổ hồng nên cuộc sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như việc sử dụng điện nước cũng hết sức bấp bênh và không rõ ràng.

Chung cư Tân Hồng Hà có quy mô 24 tầng và hai hầm để xe, hiện là nơi sinh sống của 133 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu. Theo người dân nơi đây cho biết họ đã nhiều lần liên hệ với đơn vị chủ đầu tư tòa nhà là Liên doanh Công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Tân Hồng Hà và Công ty ICC nhưng chỉ được giải thích là do chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy nên chưa đủ điều kiện để được cấp sổ hồng.
Mòn mỏi chờ đợi suốt nhiều năm mà không nhận được câu trả lời rõ ràng về thời gian làm sổ hồng, người dân nơi đây có cảm giác như đang bị đơn vị chủ đầu tư bỏ rơi.

Nỗi khổ của người dân khi mua phải chung cư có vi phạm tại Hà Nội còn rất nhiều. Theo số liệu của Sở Tài Nguyên và Môi trường thì hiện tại có khoảng 62.000 căn hộ thuộc 206 dự án có sai phạm về quy hoạch, xây dựng, sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính hay phòng cháy chữa cháy…
Điều đó cho thấy lỗ hổng rất lớn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Vấn đề đặt ra với các cấp, các ngành Thành phố là cần phải có giải pháp kiên quyết với các đơn vị chủ đầu tư để xử lý dứt điểm những tồn tại liên quan đến việc cấp sổ hồng, tránh đẩy cái khổ, cái khó về phía người dân.


Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
0