Số ca mắc viêm não Nhật Bản tăng
Con chị Trần Thị Lựu được nhập viện trong tình trạng sốt cao, suy giảm ý thức buộc phải đặt nội khí quản thở máy. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bé dương tính với virus viêm não Nhật Bản dù bé đã được tiêm ba mũi vaccine phòng viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
"Em có tiêm phòng cho cháu theo tiêm chủng mở rộng ở xã. Em nghĩ tiêm ba mũi là đủ rồi, không nghĩ phải tiêm nhắc lại, lên đây các bác bảo thì em mới biết". - Chị Trần Thị Lựu - xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chia sẻ.
Từ đầu năm đến nay, đã có 22 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản nhập viện tại đây. Tỷ lệ trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccine mắc rất ít, chủ yếu là trẻ lớn từ 5-10 tuổi. Đây là điểm khác biệt so với những năm trước, khi độ tuổi mắc viêm não Nhật Bản đang dịch chuyển dần. Mặc dù tỷ lệ tử vong giảm khá tốt nhưng 95% trẻ bị mắc có di chứng sau khi ra viện.

TS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Trước đây, người mắc chủ yếu là trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. Chương trình tiêm chủng mở rộng thực hiện khá tốt, sau đó trẻ được bảo vệ khoảng 5 năm. Tuy nhiên vẫn cần xem xét tiêm nhắc lại cho trẻ..."
Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề, thường gặp là di chứng thần kinh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cũng là căn nguyên hàng đầu gây viêm não virus ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Virus viêm não Nhật Bản lây truyền qua muỗi đốt. Vật chủ chính của virus là động vật (chim, lợn). Vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên cả nước từ năm 2014.
Tuy nhiên, vaccine viêm não Nhật Bản tiêm cho trẻ lúc 12 tháng tuổi, sau khi tiêm đủ ba mũi cơ bản, một năm sau nhắc lại mũi tiếp theo. 3 - 5 năm sẽ tiêm nhắc lại một lần theo khuyến cáo đến năm 16 tuổi.


Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.
TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
0