Siết chặt hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vào ngày 17/5.
Tại nghị trường, các đại biểu khẳng định, thực trạng liên tục phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng đang gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Theo các đại biểu, Luật không thể vì sự thuận tiện của doanh nghiệp mà bỏ qua quyền được bảo vệ sức khỏe, được sống an toàn của người tiêu dùng.
Đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông thông tin: "Bài học từ một số vụ sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng với số lượng lớn, tồn tại trong thời gian dài thời gian qua – đặc biệt là sữa giả, thuốc giả, mì chính giả mà ngành công an phát hiện gần đây và hiện đang mở rộng điều tra – cho thấy rõ những hạn chế, bất cập cần được khắc phục ngay. Tình trạng "tiền buông, hậu bỏ" – mà 'bỏ' ở đây là bỏ qua, hoặc biết rồi nhưng vẫn bỏ qua – là điều rất đáng lo ngại. Vì vậy, luật cần phải có các 'hàng rào' kỹ thuật, mà thậm chí là 'hàng rào nhiều lớp', để bảo vệ người tiêu dùng trước nạn sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, cũng như 'họa xâm lăng' từ hàng nhập khẩu kém chất lượng, hàng giả".
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: “Đối với hàng hóa nhập khẩu, sẽ thừa nhận kết quả đánh giá chất lượng của quốc tế. Thay vì phải dán nhãn phụ hay công bố hợp quy một cách vật lý trực tiếp trên sản phẩm như trước, nay sẽ áp dụng nhãn điện tử trên bao bì sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo. Với các sản phẩm nhập khẩu có mức độ rủi ro trung bình – nếu cùng loại, cùng tên, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất và cùng chất liệu bao bì – thì dự thảo luật quy định giảm nhẹ thủ tục đánh giá sự phù hợp và cho phép tự công bố hợp quy đối với những lô hàng nhập khẩu tiếp theo. Đây là những thay đổi mang tính chiến lược, thể hiện sự chuyển hướng từ 'tiền kiểm là chính' sang giám sát – hậu kiểm, theo hướng quản trị rủi ro, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo vệ được người tiêu dùng và phù hợp với thông lệ quốc tế”.
Theo Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng: “TikTok shop năm 2024 xuất hiện nhiều quảng cáo mỹ phẩm, hàng hoá kém chất lượng nhưng chậm gỡ bỏ, không có xử lý, đề nghị phải có chế tài với sàn thương mại điện tử và cả người bán hàng khi quảng cáo sai sự thật, bán hàng kém chất lượng”.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục cho biết: “Dự thảo luật đã bổ sung các quy định làm rõ trách nhiệm của người bán và sàn thương mại điện tử trong việc bảo đảm chất lượng hàng hóa. Người bán phải công khai, trung thực thông tin về sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm pháp lý, bồi thường nếu sản phẩm có lỗi. Sàn thương mại điện tử phải xác minh người bán, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin như quy chuẩn, tiêu chuẩn, nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, giám sát bằng công nghệ, phát hiện và gỡ bỏ sản phẩm vi phạm trong 24 giờ, nếu không sẽ chịu trách nhiệm liên đới nếu để vi phạm kéo dài. Luật cũng đề xuất tăng chế tài xử lý các hành vi gian dối. Trước đây chủ yếu xử phạt hành chính, nay sẽ bổ sung xử lý hình sự, thu hồi giấy phép kinh doanh và công bố công khai các vi phạm của doanh nghiệp trên nền tảng số quốc gia”.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng nền tảng số quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây sẽ là bước chuyển đột phá trong quản lý chất lượng – từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ phân tán sang tập trung, từ thủ công sang số hóa.
Nền tảng do nhà nước đầu tư sẽ kết nối dữ liệu giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân, là nơi duy nhất để thực hiện các hoạt động đánh giá, công bố rủi ro sản phẩm. Nhờ đó, vừa đảm bảo công khai, minh bạch, vừa tăng hiệu quả giám sát bằng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Doanh nghiệp sẽ chủ động công bố hồ sơ, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và phối hợp hậu kiểm. Nền tảng này được kỳ vọng sẽ tạo nên một hệ sinh thái minh bạch, hiện đại và phù hợp với xu hướng toàn cầu.


Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng nên mở rộng và khuyến khích việc nhập quốc tịch Việt Nam, qua đó huy động sức mạnh, thừa nhận và tôn vinh những người đóng góp cho đất nước.
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân, gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện.
Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức trải nghiệm "Em làm chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ" tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào sáng 17/5.
Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam hai đối tượng người Trung Quốc để điều tra về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”.
Nhiều địa phương ở Hà Nội vẫn tồn tại những công trình thiếu các điều kiện để nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy dù thành phố đã có những chỉ đạo kiên quyết vấn đề này.
Một nhóm bác sĩ và một cựu cán bộ công an đã bị cáo buộc "chung chi" 200 - 300 triệu đồng mỗi người, qua đó làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y.
0