Robot 'đổ bộ' Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về AI
Những robot chi giả có độ linh hoạt cao, robot hỗ trợ con người khiếm thị đi lại trên phố hay chó robot làm bạn đồng hành với con người chỉ là một vài trong số rất nhiều ứng dụng công nghệ được mang đến hội nghị lần này. Hầu hết các sản phẩm đều hướng đến tính ứng dụng cao, phục vụ đời sống hàng ngày của con người.
Ông Tomas Lamanauskas, Phó tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế, cho biết: “Đây là những ứng dụng rất thường ngày. Đôi khi chúng ta nghĩ về AI là một cái gì đó to tát, rộng lớn. Nhưng thực tế, những công nghệ này có thể được nhúng vào rất nhiều thứ trong cuộc sống hàng ngày. Chúng có thể khai thác tốt công nghệ này”.

Một xu hướng thấy rõ tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về AI là các robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI đang ngày càng trở nên phổ biến, những robot này có thể trò chuyện và bầu bạn với con người, thậm chí hỗ trợ con người trong nhiều công việc nếu được kiểm soát đúng cách.
Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về AI do Chính phủ Thụy Sĩ và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) thuộc Liên hợp quốc đồng tổ chức, phối hợp với 40 cơ quan của LHQ. Sự kiện này nhằm mục đích thúc đẩy AI vì các ưu tiên phát triển toàn cầu như y tế, khí hậu, bình đẳng giới, thịnh vượng toàn diện và cơ sở hạ tầng bền vững.


Một công ty công nghệ tại Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, vừa công bố phát triển thành công loại “da điện tử” (e-skin) siêu mỏng.
Trong bối cảnh nhu cầu kết nối internet tốc độ cao ngày càng trở nên thiết yếu, đặc biệt ở những vùng chưa và khó có thể phủ sóng 4G, 5G, dịch vụ internet vệ tinh do Space X phát triển, còn gọi là Starlink đang thu hút được nhiều sự chú ý.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
0