Rác thải bủa vây đường đi bộ ven sông Tô Lịch

Dọc bờ sông Tô Lịch theo đường Láng, tuyến đường đầu tiên tại Hà Nội có đường dành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp, đang biến thành nơi bán hàng và đổ rác.

Đường đi bộ biến thành nơi bán hàng.

Đường ven sông Tô Lịch bị rác thải thì bủa vây, lòng đường bị hàng quán trưng dụng, cộng với việc ô nhiễm môi trường đã khiến tuyến đường này đang dần xấu đi trong mắt người dân.

Rác bủa vây gây ô nhiễm môi trường.

Em Vũ Văn Công (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: ''Em thấy không thoải mái lắm, đi qua thấy nhiều xe rác bên cạnh, hơn nữa ở gần đây rất nhiều mùi hôi thối gây khó chịu cho cả người đi xe đạp lẫn người đi bộ''.

Một người đàn ông bỏ lại 6 bao rác thải xây dựng.

Anh Nguyễn Hồng Quân, nhân viên Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, cho biết: ''Nhiều người cứ đợi ban đêm là lại ra đổ. Rác thải sinh hoạt thì không nói, rác thải xây dựng thì nhiều lắm. Mỗi bao nặng lắm, bọn tôi không bê một mình được''.

Công nhân môi trường dọn thải xây dựng.

Bà Lê Thị Tám nói: ''Rác họ vứt ở mấy cái cây nhiều, ô nhiễm, cây này không lên được, hỏng hết cây, có lúc nó vứt cả chuột chết đủ các thứ, bẩn thỉu lắm''.

Anh Lê Tài Sỹ cho biết: ''Rác cứ để tràn thế này này, chó còn đi vệ sinh lung tung, nhiều người còn mang cả xe ra đổ rác thẳng ra luôn''.

Đường riêng giành cho người đi bộ trên đường Láng chưa phát huy hiệu quả, lại đang khiến nhiều người dân bức xúc.

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng: ''Chúng ta phải xử lý quyết liệt, có thể do không có người quản lý nên người ta cứ đổ rác ra đó. Mục đích của chúng ta là để cho người dân đi tập thể dục, đi lại an toàn''.

Tuyến đường đi bộ mà đoạn nào cũng có rác...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.

Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.