Quân đội châu Âu sẽ họp về vấn đề Ukraine
Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Pháp Macron nhấn mạnh rằng cuộc chiến ở Ukraine hiện đã bước sang năm thứ tư, đã phát triển thành một cuộc khủng hoảng an ninh rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến châu Âu.
Ông cáo buộc Nga đang cố gắng "thử thách giới hạn của châu Âu". Ông Macron cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraine, tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng không được gây tổn hại đến chủ quyền của Ukraine.
Tổng thống Pháp kêu gọi các quốc gia châu Âu tăng cường năng lực phòng thủ của họ và cảnh báo rằng, "một kỷ nguyên mới" của sự bất ổn toàn cầu đã bắt đầu.
Hiện tại, Pháp và Anh đang thúc đẩy kế hoạch thành lập một "liên minh tự nguyện" hỗ trợ Ukraine nhằm huy động lực lượng quân đội từ các nước châu Âu để hỗ trợ Ukraine, trong trường hợp một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia châu Âu đều đồng thuận với ý tưởng này khi có những nước sẵn sàng tham gia.
Những nước ủng hộ ý tưởng của Pháp và Anh gồm có Hà Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha. Một số quốc gia khác như Bồ Đào Nha, Ai len, Đức đang tỏ ra thận trọng về đề xuất. Trong khi đó, Italy, Ba Lan bày tỏ sự hoài nghi, còn Hungary và Slovakia là hai quốc gia phản đối mạnh mẽ ý tưởng trên.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0