Phong trào 'Ba đảm đang' của phụ nữ Thủ đô
Thực tiễn hoạt động của phong trào “Ba đảm đang” đã chứng minh vai trò, vị trí của người phụ nữ đã được nâng lên một tầm cao mới. Chị em không những đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ người công dân trên các lĩnh vực sản xuất, công tác, phục vụ chiến đấu và chiến đấu, mà còn tích cực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất và nghị lực. Do đó, trách nhiệm và vai trò của phụ nữ với gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao.
Ngày 5/2/1965, Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng đề xuất ý tưởng ra đời một phong trào mới có tên là “Ba đảm nhiệm”. Chỉ một tháng sau, đúng vào ngày Quốc tế phụ nữ, phong trào được phát động. Ngay lập tức, chị em phụ nữ xã Song Phượng “lĩnh ấn tiên phong” mở đường cho cao trào thi đua mới. Trong ngày đầu tiên, đã có hơn 300 lá đơn tình nguyện tham gia.
Không lâu sau, “Ba đảm nhiệm” đã được đích thân Hồ Chủ tịch đổi tên thành “Ba đảm đang”: Đảm đang trong lao động sản xuất và công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm đang công việc gia đình để chồng, con yên tâm chiến đấu; Đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Bà Nguyễn Thị Tằm, nguyên Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Song Phượng (huyện Đan Phượng) kể lại: "Có cụ hơn 60, nhà có ba con trai đăng ký cho một con đi rồi nhưng sau đó lại xin đăng ký cho hai người con còn lại ra chiến trường. Gia đình bà cụ ấy cuối cùng hi sinh mất hai con".
Ở Đan Phượng, 60 năm về trước, hễ gặp bất cứ một việc gì khó, vất vả đến mấy, thì chị em đều gọi đó là “Ba đảm đang”. Với tinh thần “ruộng rẫy là chiến trường, cày cuốc là vũ khí”, phụ nữ sôi nổi thi đua không nề hà khó khăn, gian khổ.
Không chỉ sản xuất, lao động giỏi, chị em còn hăng hái tham gia dân quân, sẵn sàng chiến đấu, biến “mỗi xóm làng thành một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”.
Chỉ sau hơn 2 tháng phát động, từ Đan Phượng, “Ba đảm đang” lập tức trở thành một cao trào cách mạng sôi nổi trên toàn miền Bắc. 1,7 triệu phụ nữ đã đăng ký tham gia, trong số này có 42 cá nhân và 9 đơn vị anh hùng, 1.718 chị em được thưởng Huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 phụ nữ là Chiến sĩ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”.
Cả Thủ đô dấy lên phong trào “Phụ nữ Thủ đô đảm đang sản xuất, công tác thay thế nam giới đi chiến đấu, ra sức đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ sản xuất, chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con tốt, phục vụ chiến đấu và chiến đấu dũng cảm”.
Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: " Lúc ấy cuộc sống khổ cực, nhưng không hiểu làm sao mình lại khỏe đến như vậy. Làm việc không tính toán không, không suy nghĩ gì cả và chỉ nghĩ là làm sao làm được nhiều vải nhất, có chất lượng tốt nhất".
60 năm trôi qua, phát huy truyền thống "ba đảm đang", phụ nữ Thủ đô trong giai đoạn lịch sử đã và đang cùng đảng bộ và nhân dân thành phố viết tiếp những trang sử mới, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, xứng đáng với lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh "non sông, gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".


Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
0