Nhà ở xã hội hiện thực hóa ước mơ an cư

Với những người dân mua được nhà ở xã hội, niềm vui ấy vẫn vẹn nguyên dù họ đã sinh sống qua nhiều năm trong ngôi nhà của mình.

Anh Lê Trọng Hiệp ở tòa CT4, khu đô thị Kim Chung (Đông Anh) đã mua được căn hộ hơn 50m2 cách đây hơn 3 năm. Căn nhà đủ vừa vặn cho gia đình hai thế hệ, đủ khoảng cách lý tưởng để vợ anh đi làm ngay trong khu công nghiệp Nội Bài và đủ chất lượng để anh đánh giá sau 4 năm dùng vẫn “quá ổn so với giá thành”.

"Chất lượng quá tốt so với tưởng tượng khi mình mua nhà ở xã hội, cư dân xung quanh rất thân thiện. Ngoài ra, việc phối hợp với chủ đầu tư và các dịch vụ rất là tốt", anh Hiệp chia sẻ.

Ở tầng cao nhất trong tòa CT4, căn hộ của anh Lý Văn Kiên đã sử dụng hơn 3 năm. Là những cư dân đầu tiên ở tòa nhà, anh đã phải cố rất nhiều để mua được, vì khu nhà ở xã hội này gần cơ quan của cả hai vợ chồng, hạ tầng xã hội cũng đồng bộ.

Theo thống kê, Hà Nội luôn là một trong hai thành phố có tỷ lệ dân di cư đông nhất đất nước. Ngoài các áp lực việc làm, ảnh hưởng môi trường,… theo tính toán, nhà ở thiếu hụt khoảng 50.000 căn hộ/năm. Tại những khu công nghiệp, người lao động không có nhiều lựa chọn khi buộc phải thuê trọ trong các khu nhà tự phát, thiếu thốn cơ sở hạ tầng.

Do vậy, phát triển nhà ở xã hội hay “quỹ nhà ở quốc gia” là chủ trương nhân văn, cần được đẩy nhanh tiến độ. Bởi như chính các cư dân của những dự án này chia sẻ, họ sẽ chỉ được an cư khi và chỉ khi có sự chung tay hỗ trợ từ Nhà nước.

Mỗi một dự án nhà ở xã hội  được khởi công đồng nghĩa với thêm sự hy vọng an cư cho hàng ngàn người thu nhập thấp. Năm 2025, Thủ tướng giao chỉ tiêu xây dựng hơn 100 nghìn căn nhà ở xã hội , một con số rất cụ thể đã được đưa ra và hy vọng sẽ trở thành hiện thực

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.

UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.