Nguyên tắc điều chỉnh giá đất mới của Hà Nội
Điểm nhấn quan trọng trong Quyết định số 71 là việc bổ sung và sửa đổi các quy định liên quan đến nguyên tắc xác định vị trí đất, giá đất theo chiều sâu thửa đất và mức giá giảm dần theo khoảng cách. Điều này không chỉ bảo đảm tính công bằng trong quản lý đất đai, mà còn phản ánh chính xác giá trị sử dụng của đất ở từng khu vực.
Theo quy định mới, vị trí đất được xác định dựa trên khả năng sinh lợi, điều kiện cơ sở hạ tầng và khoảng cách tiếp cận đường, phố có tên trong bảng giá đất. Cụ thể:
- Vị trí 1: Đất có mặt giáp với đường, phố được ghi trong bảng giá đất.
- Vị trí 2: Đất tiếp giáp ngõ có mặt cắt từ 3,5m trở lên.
- Vị trí 3: Đất giáp ngõ có mặt cắt từ 2m đến dưới 3,5m.
- Vị trí 4: Đất giáp ngõ có mặt cắt dưới 2m.
Đối với các thửa đất xa đường, phố, bảng giá quy định mức giảm giá theo khoảng cách như sau:
- Từ 200m đến 300m: giảm 5%;
- Từ 300m đến 400m: giảm 10%;
- Từ 400m đến 500m: giảm 15%;
- Từ 500m trở lên: giảm 20%.
Điều chỉnh này, nhằm bảo đảm mức giá phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng đất và giá trị kinh tế, tránh tình trạng định giá cao, không hợp lý cho các thửa đất ở xa khu vực trung tâm.
Quyết định cũng đưa ra các phân lớp giá đất theo chiều sâu thửa đất:
- Từ 0 đến 100m: áp dụng 100% giá đất theo quy định;
- Từ 100 đến 200m: giảm 10%;
- Từ 200 đến 300m: giảm 20%;
- Từ 300m trở lên: giảm 30%.
Đặc biệt, bảng giá đất nông nghiệp trong khu dân cư được bổ sung quy định linh hoạt. Cụ thể, giá đất nông nghiệp trong khu dân cư có thể cao hơn giá đất nông nghiệp ngoài khu dân cư, nhưng không vượt quá 50% giá đất nông nghiệp tương ứng tại các khu vực khác. Điều này, nhằm khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư hiệu quả, đồng thời bảo đảm lợi ích cho người sử dụng đất.
Đối với đất ở và đất thương mại dịch vụ tại nông thôn, bảng giá đất được chi tiết hóa theo từng xã và khu vực. Đặc biệt, các thửa đất nằm ngoài phạm vi 200m từ các tuyến đường phố có tên trong bảng giá sẽ áp dụng mức giá giảm tương ứng với quy định về khoảng cách.
Việc gia hạn và điều chỉnh bảng giá đất lần này nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, đây cũng là bước đệm quan trọng để Thành phố chuẩn bị cho việc xây dựng bảng giá đất mới trong giai đoạn 2026-2030, phù hợp với Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2024.


Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội - Chi nhánh số 06 cho biết, trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 200 hồ sơ thực hiện thủ tục xác nhận điều kiện nhà ở.
Giá nhà đất hiện vượt quá xa so với thu nhập của người lao động khiến giấc mơ an cư tại những đô thị lớn ngày càng xa vời.
Dự án nhà ở tái định cư N01 - D17 phố Duy Tân nằm tại vị trí đắc địa thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội), hiện đang bị bỏ hoang hàng chục năm nay, gây lãng phí.
Được giới thiệu tới thị trường vào tháng 2/2022, nhưng đến nay dự án nhà ở xã hội 4-6-8 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu của việc thi công.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương báo cáo tình hình ban hành văn bản pháp luật liên quan đến xác định giá đất cụ thể, cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Dù giá tăng một cách phi lý nhưng nhu cầu mua biệt thự liền kề tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vậy, làm thế nào để mua biệt thự liền kề với tiềm năng sinh lời cao trong thời gian ngắn nhất và an toàn nhất?
0