Người Việt tại châu Âu đón Tết cổ truyền
Ngày đầu năm mới Tết Việt Nam tại Thủ đô Brussels - trung tâm của Liên minh châu Âu, đã thành thông lệ, chị Đào Thu Hằng, kiều bào sinh sống tại Brussels (Vương quốc Bỉ) lại sửa soạn từ sáng sớm ra siêu thị mua chút hoa quả, quà bánh dâng lên ban thờ Bác Hồ ở Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ.
Đối với nhiều gia đình kiều bào tại đây, Tết không chỉ là dịp sum họp mà còn là thời khắc thiêng liêng để tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ đi trước. Đó cũng là cách để họ gìn giữ bản sắc dân tộc giữa lòng châu Âu.
Chị Đào Thu Hằng chia sẻ: "Ngày đầu năm mới, người Việt Nam ở quê nhà luôn có nghi lễ thắp hương thờ cúng tổ tiên. Là một kiều bào xa quê hương, tôi cũng thường dành thêm một mâm lễ dâng lên ban thờ Bác Hồ tại Đại sứ quán, như một cách tri ân nhớ về nơi mình sinh ra, ước vọng một năm mới bình an cho gia đình và cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Bỉ".
Đại sứ quán Việt Nam tại các nước không chỉ là nơi kết nối cộng đồng mà còn là ngôi nhà chung để những người xa quê được tìm về cội nguồn.
Trong không khí tưng bừng chào xuân mới, gần 200 bà con kiều bào đã tham dự Chương trình mừng Tết Nguyên đán - Chào Xuân Ất Tỵ 2025 tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Phần Lan. Một không gian văn hoá giàu giá trị nghệ thuật và mang đậm màu sắc Tết Việt Nam với các màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc, những điệu nhảy, khúc ca xuân đến từ các cháu thiếu nhi và bà con người Việt, cùng khu ẩm thực với các món ăn truyền thống quê nhà... đã được bà con chào đón nồng nhiệt, quan tâm hưởng ứng.
Bà Phạm Thị Thanh Bình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan cho hay: "Chương trình mừng Tết Nguyên đán là sự kiện thường niên do Đại sứ quán tổ chức để tạo không gian văn hóa Việt cho kiều bào. Đây là dịp để bà con ôn lại phong tục Tết, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về cội nguồn dân tộc".
Còn ở Paris, những nếp nhà Việt vẫn giữ hương vị Tết quê hương. Những chiếc bánh chưng được gói cẩn thận, những món ăn truyền thống được chuẩn bị tỉ mỉ - tất cả tạo nên một cái Tết đậm đà bản sắc Việt giữa lòng nước Pháp.
Đã từ nhiều năm nay, cứ dịp Tết đến là một nhóm kiều bào tri thức trẻ lại tụ hội trong ngôi nhà của anh Trần Phan Minh Hiếu, ở thành phố Bry-sur Marne, ở ngoại ô Paris để cùng nhau tổ chức đón Tết. Họ đều là những cựu du học sinh, ra trường lập nghiệp và xây dựng gia đình tại Pháp. Nhưng dẫu vậy, họ luôn nhớ về những phong tục Tết truyền thống mà ngay từ khi còn nhỏ đã nhận được từ gia đình, dòng họ.
Anh Trần Phan Minh Hiếu, kiều bào tại thành phố Bry-sur Marne, Cộng hòa Pháp cho hay: "Bây giờ thế hệ các con của chúng tôi, được sinh ra và lớn lên tại Pháp, điều kiện được tiếp xúc với văn hóa truyền thống Việt Nam ít hơn so với các bạn đồng trang lứa ở trong nước. Bởi vậy chúng tôi luôn cố gắng tổ chức đón Tết Nguyên đán để các cháu biết rằng ở Việt Nam có một tuyền thống như vậy, đồng thời nhắc nhớ các cháu luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc".
Dù ở đâu trên quê hương thứ hai, Tết Nguyên đán với bà con người Việt không chỉ là dịp để cộng đồng sum họp, mà còn là minh chứng rõ nét cho tình yêu quê hương đất nước của mỗi người. Trên khắp châu Âu, người Việt vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa Tết cổ truyền, lan tỏa hương sắc Việt đến những miền đất xa xôi. Chính những điều ấy đã giúp Tết Việt luôn sống động và bền vững trong lòng những người con xa xứ.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách sa thải Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thông tin được Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ với báo chí ngày 18/4.
Ngày 18/4, Nhà Trắng đã ra mắt một trang web mới ủng hộ cho lý thuyết rằng virus corona gây ra đại dịch Covid-19 là một tác nhân gây bệnh do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ngày 18/4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa Dải Gaza được Israel áp đặt từ ngày 2/3.
Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát bệnh sởi nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, khi đã có ít nhất 800 ca mắc được ghi nhận tại 24 bang của nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.
Mỹ đang cân nhắc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea như một phần trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Ukraine, trang Bloomberg đưa tin.
0