Ngăn chặn lấn chiếm đất trong giai đoạn sắp xếp bộ máy

UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 938 ngày 15/3 về việc đẩy mạnh công tác giám sát quản lý đất đai, môi trường trong thời gian thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Theo đó, để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, môi trường trên địa bàn thành phố, UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã triển khai ngay các biện pháp nhằm kiểm soát, ngăn chặn tình trạng lợi dụng thời gian thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sắp xếp tổ chức bộ máy, để lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp, vi phạm trật tự xây dựng, môi trường, như: chôn lấp rác thải bừa bãi, đốt rác, xả thải trái quy định, gây ô nhiễm môi trường đất, không khí và nước.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý đất đai, môi trường, trật tự xây dựng nhằm nâng cao ý thức chấp hành của người dân.

Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra thực tế và thiết lập cơ chế phản ánh thông tin từ người dân về các hành vi vi phạm. Định kỳ hằng tuần báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các công tác này với UBND thành phố.

UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng, Công an thành phố tăng cường kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đất đai và môi trường, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

Cùng với đó, tổng hợp thông tin, báo cáo UBND thành phố theo quy định và đề xuất kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo các địa phương để xảy ra các trường hợp lợi dụng tình hình nhằm vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường, xây dựng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội - Chi nhánh số 06 cho biết, trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 200 hồ sơ thực hiện thủ tục xác nhận điều kiện nhà ở.

Giá nhà đất hiện vượt quá xa so với thu nhập của người lao động khiến giấc mơ an cư tại những đô thị lớn ngày càng xa vời.

Dự án nhà ở tái định cư N01 - D17 phố Duy Tân nằm tại vị trí đắc địa thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội), hiện đang bị bỏ hoang hàng chục năm nay, gây lãng phí.

Được giới thiệu tới thị trường vào tháng 2/2022, nhưng đến nay dự án nhà ở xã hội 4-6-8 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu của việc thi công.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương báo cáo tình hình ban hành văn bản pháp luật liên quan đến xác định giá đất cụ thể, cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Dù giá tăng một cách phi lý nhưng nhu cầu mua biệt thự liền kề tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vậy, làm thế nào để mua biệt thự liền kề với tiềm năng sinh lời cao trong thời gian ngắn nhất và an toàn nhất?