Nên xác định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn
Cấm uống rượu bia hay cấm nồng độ cồn khi lái xe? Liệu hai khái niệm này có đồng nhất? Trước hết cần hiểu khái niệm “Nồng độ cồn trong hơi thở là gì?” Cồn là tên gọi của một nhóm các hợp chất hữu cơ có thành phần chính là ethanol, có trong rượu, bia, thực phẩm lên men, các loại thuốc uống có chứa cồn… Cồn xuất hiện trong hơi thở vì nó được hấp thụ từ miệng, cổ họng, dạ dày, ruột non thẩm thấu vào trong hệ tuần hoàn, theo máu đi đến các cơ quan như não, thận, phổi, gan ... Theo nghiên cứu thì cồn không thay đổi về mặt cấu trúc hóa học trong máu. Vì vậy khi máu đi qua phổi thì cồn bay hơi di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, khi xem xét việc cấm nồng độ cồn trong tham gia giao thông cần có ngưỡng quy định mức vi phạm, bởi rất có thể cồn không đến từ rượu bia…
Như vậy, có thể xảy ra trường hợp không sử dụng rượu bia nhưng cơ thể vẫn có thể có nồng độ cồn ở mức độ thấp. Điều này đồng nghĩa với việc không uống rượu bia khi tham gia giao thông vẫn có thể vi phạm nồng độ cồn, nói cách khác, không làm sai vẫn có thể vi phạm pháp luật. Vì vậy, băn khoăn của người dân về việc áp dụng quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày là có căn cứ.
Thực tế ngay cả khi không tiêu thụ rượu, bia hoặc các nước uống có cồn khác, cơ thể cơ thể vẫn sinh ra một lượng cồn nhỏ gọi là cồn sinh học (từ việc ăn uống hàng ngày). Mục 60, Quyết định 320 ngày 23.1.2024 của Bộ Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu. Theo đó nếu nồng độ cồn trong máu dưới ngưỡng 0,5023 mg/ml (tương đương dưới 10.9 mmol/lít) thì được xem là trị số bình thường. Ở mức cao hơn mới gây ra các phản ứng giảm nhạy bén, phản xạ chậm hay có biểu hiện ức chế thần kinh trung ương.
Đó là ở góc độ y tế. Còn ở góc độ luật pháp, Theo Khoản 2 Điều 260 BLHS hiện hành quy định Phạt tù từ 03 – 10 năm với người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Điều này đồng nghĩa với việc, phải có quy định mức nào là cho phép và mức nào là vượt quá. Mới đây, tại phiên thảo luận về dự thảo luật Trật tự ATGT đường bộ, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, trước ý kiến cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn, một số ĐBQH cũng cho rằng căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay thì quy định cực đoan mức cồn phải bằng 0 chưa thực sự phù hợp.
Về bản chất, quy định không được có nồng độ cồn trong cơ thể là để ngăn chặn việc uống rượu bia xong vẫn lái xe và gây tai nạn giao thông. Đây là mục đích đúng đắn. Nhưng cần phân biệt giữa cấm sử dụng bia rươụ khi lái xe với khái niệm có nồng độ cồn khi lái xe. Bởi, với những lý giải từ góc độ y tế, thì rất có thể, người dân dù không uống rượu bia khi tham gia giao thông nhưng vẫn vi phạm nồng độ cồn, và bị xử phạt.
Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể. Do đó quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông muốn áp dụng trong thực tiễn mà không gặp các trở ngại buộc phải có giải pháp điều chỉnh thì cần được đánh giá kỹ lưỡng, cấn đối các yếu tố khoa học, luật pháp, văn hoá… đảm bảo thấu tình đạt lý.
Với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc kế thừa những giá trị luật đi trước và học hỏi, phát huy các kinh nghiệm từ quốc tế là rất cần thiết . Thực tế trên thế giới, từ lâu đã có không ít quốc gia lớn cũng quy định ngưỡng nồng độ cồn tối thiểu không phải ở mức bằng 0 tuyệt đối.
Hiện nay trên thế giới, có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ không cấm tuyệt đối nồng độ cồn (bằng 0) đối với người lái xe không hành nghề lái xe chuyên nghiệp khi tham gia giao thông, mà họ đưa ra những ngưỡng khác nhau căn cứ vào nghiên cứu khoa học thực tế.

Ví dụ như Luật pháp ở Đức cho phép người lái xe có nồng độ cồn 50 miligam trên 100 mililit máu. (kiểm tra) Giới hạn này thấp hơn tiêu chuẩn ở một số quốc gia, khiến người lái xe càng phải thận trọng hơn với việc uống rượu bia trước khi điều khiển các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, Luật pháp khắt khe hơn đối với người lái xe chuyên nghiệp. Nồng độ cồn trong cơ thể người lái xe chuyên nghiệp ở Đức không được phép vượt mức 20 miligam/100 mililit máu.
Còn người lái xe dưới 21 tuổi hoặc những người mới có giấy phép lái xe dưới hai năm, tức là đang trong thời gian thử thách, thì không được phép có một chút cồn nào trong máu.

Tại Bỉ, Sau khi kiểm tra, nếu nồng độ cồn thấp hơn 20 miligam/ 100mililit máu, tương đương mức quy định ở Đức, lái xe chuyên nghiệp sẽ được cho đi còn trong trường hợp nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, lái xe sẽ bị tạm giữ bằng lái trong 3 – 6 tiếng, nặng hơn nữa thì sẽ bị giam xe hoặc bị tịch thu bằng lái và phải nộp phạt.
Theo luật của Mỹ và được áp dụng tại nhiều tiểu bang, giới hạn độ cồn được chia ra 2 mức độ đó là với người trên và dưới 21 tuổi. Dưới 21 tuổi, giới hạn nồng độ cồn là 20 miligam/100 mililit máu. Trên 21 tuổi, con số này là 80 miligam/100 mililit máu, tương đương mức được quy định ở Anh

Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay các nước có quy định nồng độ cồn bằng 0 chiếm tỉ lệ không nhiều, ngược lại đa số các quốc gia đều đưa ra những ngưỡng nồng độ cồn nhất định, trong đó mức chấp nhận nồng độ cồn dưới 20 miligam/ 100mililit máu là khá phổ biến.
Còn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì khuyến nghị rằng luật uống rượu và lái xe nên sử dụng giới hạn chuẩn là không quá 50 miligam trên 100 mililit máu cho người dân nói chung và không quá 20 miligam/ 100 militlit máu cho người lái xe trẻ hoặc thiếu kinh nghiệm.
Vâng thưa quý vị, cấm uống rượu bia khi lái xe là chủ trương hoàn toàn đúng và cần ủng hộ tuyệt đối. Tuy nhiên, khoa học pháp lý cần dựa trên nhiều yếu tố, cả y học và xã hội. Do đó mong rằng các cơ quan chức năng nên nghiên cứu và có quy định ngưỡng nồng độ cồn tối thiểu phù hợp, tránh cứ có cồn là bị phạt, dù rằng rất nhỏ và không phải từ rượu bia.


Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
0