Mỹ mở cuộc điều tra nguyên nhân cháy rừng ở California
Hiện lực lượng cứu hỏa đang chạy đua với thời gian để kiểm soát ngọn lửa, trong khi một cuộc điều tra đã được tiến hành để tìm ra nguyên nhân dẫn tới thảm họa nghiêm trọng này.
Sở Cứu hỏa và Bảo vệ rừng California cho biết hỏa hoạn ban đầu bùng phát tại khu vực Pacific Palisades ở ngoại ô thành phố Los Angeles vào sáng 7/1, sau đó liên tiếp xuất hiện các vụ cháy lớn khác tại bang này.
Theo tờ New York Times, lực lượng chức năng dù rất cố gắng, song công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn do gió thổi mạnh. Tại Los Angeles, khoảng 180.000 người đã được lệnh sơ tán khẩn cấp, hơn 10.000 ngôi nhà đã bị thiêu rụi. Đây là vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nhất lịch sử thành phố trong vòng 100 năm qua, với mức thiệt hại sơ bộ ước tính gần 60 tỷ USD. Cháy rừng gây ra khói mù khiến nhiều trường học và địa điểm công cộng phải đóng cửa.
Chuyên gia Carlos Gould tại Đại học California cho biết nồng độ các hạt bụi mịn ở Los Angeles đã tăng lên đến mức báo động, đồng thời đưa ra cảnh báo về những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Ông Carlos Gould, nhà khoa học môi trường, cho biết: “Ở khu vực Los Angeles và các vùng lân cận, chúng ta đang chứng kiến nồng độ bụi mịn dao động từ 40-100 microgam/m3. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng để bảo vệ sức khỏe, nồng độ này nên duy trì dưới 5 microgam. Chất lượng không khí xấu hiện nay có thể làm tăng tỷ lệ tử vong từ 6-15% ở Los Angeles”.
Các chuyên gia tỏ ra bất ngờ khi hỏa hoạn bùng phát vào thời điểm này, vì California thường chỉ xảy ra các vụ cháy rừng vào các tháng 6-7, kéo dài đến tháng 10 mỗi năm. Tuy nhiên, vụ cháy rừng quy mô lớn hiện nay lại xảy ra vào tháng 1, thời điểm mùa đông lạnh nhất ở California.
Nhiều yếu tố, cả trực tiếp và gián tiếp, đã góp phần giải thích cho sự bất thường này. Một số nhà khí tượng học cho rằng mùa khô kỷ lục là nguyên nhân chính gây cháy rừng, khi 83% khu vực hạt Los Angeles chịu hạn hán, nhiều nơi không mưa từ tháng 4 năm ngoái. Thêm vào đó, gió Santa Ana khô nóng thổi với tốc độ 140 km/giờ đã làm tình hình cháy lan rộng nhanh chóng.
Ông Anthony Marrone, Chỉ huy cứu hỏa hạt Los Angeles, bang California, cho biết: “Các điều kiện thời tiết bất lợi, bao gồm cả gió Santa Ana sẽ tiếp tục kéo dài đến thứ Tư tuần tới. Lực lượng cứu hỏa Los Angeles đã chuẩn bị sẵn sàng. Những cơn gió này, kết hợp với không khí khô và thảm thực vật dễ cháy, sẽ khiến nguy cơ cháy rừng ở đây vẫn rất cao”.
Một số khu vực ở bang California đã ban bố lệnh giới nghiêm để ngăn nguy cơ xảy ra cướp bóc, hôi của, trong khi cảnh sát và lực lượng vệ binh quốc gia lập các chốt kiểm soát ngăn chặn mọi người vào khu vực thảm họa.
Cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân gây cháy. Cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu chính thức nào cho thấy có hành vi đốt phá trong thảm họa vụ cháy này. Giới chức Mỹ cũng loại trừ nguyên nhân hỏa hoạn bùng phát do sét đánh hoặc chập cháy đường dây điện.


Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.
Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.
Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.
Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.
Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.
0