Nguy cơ cháy rừng còn kéo dài tại Los Angeles, Mỹ
Cơ quan dự báo cho biết nhiều khả năng gió Santa Ana sẽ thổi qua miền Nam California trong vài ngày tới. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình hình các vụ cháy rừng trên khắp khu vực.
Theo đó, các đợt gió giật mạnh nhất dự kiến sẽ xảy ra vào đầu tuần tới, đặc biệt là đêm 13/1 và kéo dài đến ngày 14/1. Từ ngày 7/1, ba đám cháy Pacific Palisades, Eaton và Hurst cùng một số đám cháy nhỏ hơn đã tạo thành “cơn bão lửa” làm hư hại hoặc thiêu rụi hoàn toàn hơn 10.000 công trình, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Chính quyền địa phương phải ban hành lệnh sơ tán tới khoảng 153.000 cư dân. Trong khi 13 người vẫn đang mất tích. Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả là đây là thảm họa cháy rừng "lan rộng nhanh và tàn khốc nhất lịch sử California".
Vào ngày 10/1, cuộc chiến chống giặc lửa tại Los Angeles đã trở thành một nỗ lực quốc tế khi Mexico và Canada tuyên bố sẽ điều lính cứu hỏa và các nguồn lực khác đến California. Các nhà phân tích vẫn đang đánh giá về tác động tài chính của thảm họa này. Chỉ trong vài ngày, nhiều tổ chức đã nâng ước tính về thiệt hại mà vụ cháy rừng gây ra.
Ngày 10/1, ngân hàng JP Morgan nâng gấp đôi dự báo về mức tổn thất được bảo hiểm, lên 20 tỷ USD. Wells Fargo đưa ra con số tương tự, đồng thời cảnh báo tổng tổn thất kinh tế gây ra bởi thảm họa này có thể lên hơn 60 tỷ USD.
Hãng dự báo thời tiết tư nhân AccuWeather thậm chí ước tính thiệt hại kinh tế lên tới 135-150 tỷ USD, báo hiệu quá trình phục hồi sẽ rất khó khăn và phí bảo hiểm của các chủ sở hữu nhà sẽ tăng vọt. Nếu các đám cháy tiếp tục lan tới các khu vực đông dân, hàng nghìn ngôi nhà đắt tiền có thể sẽ bị đốt cháy và và tổng thiệt hại về mặt kinh tế sẽ còn cao hơn so với ước tính hiện nay.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0