Luật Thủ đô tạo cơ chế vượt trội cho Hà Nội
Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Thủ đô, Thành phố Hà Nội đã tiến hành đồng thời tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại và trở thành trung tâm động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới; phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô là yêu cầu cấp thiết, để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô theo Nghị quyết 15 và các nghị quyết khác dành cho Thủ đô, nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô năm 2012.

Mục tiêu xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là phải xây dựng các cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
PGS. TS Bùi Nhật Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ: "Chúng ta bàn nhiều về thể chế phát triển nhanh và bền vững của đất nước, thực tiễn của Hà Nội là minh chứng rõ nét nhất, chúng ta phải tạo cơ chế đặc thù để Hà Nội với vị thế của mình sẽ dẫn dắt sự phát triển của đất nước".

Tổ chức chính quyền Thủ đô là một trong 9 nhóm chính sách để thể chế hóa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được quy định trong Luật Thủ đô thì phải có tổ chức chính quyền năng động, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn; phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải có chính sách để thu hút nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt là phải có những chính sách liên quan đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô. Có cơ chế đặc thù giúp trọng dụng nhân tài để xây dựng Thủ đô.


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0