Lao động tự do có bảo hiểm tai nạn

Bắt đầu từ 2025, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động mở rộng sang khu vực không có hợp đồng lao động, theo hình thức tự nguyện để giảm gánh nặng cho người lao động.

Trước đây, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động chỉ dành cho khu vực có quan hệ lao động, trong khi cả nước có hơn 33 triệu lao động làm việc không có hợp đồng.

Điển hình, anh Phạm Văn Thắng có gần 20 năm làm nghề khảm trai truyền thống. Môi trường lao động làng nghề phát sinh nguy cơ mất an toàn và bệnh nghề nghiệp. Anh sẵn sàng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nếu mức đóng, thời gian đóng, mức hưởng phù hợp.

Anh Phạm Văn Thắng - Xã Chuyên Mỹ - Huyện Phú Xuyên cho biết: “Làm khảm trai bụi, chúng tôi phải phải thổi, không đeo khẩu trang được nên dễ hít phải khí bụi. Ngoài ra, ngồi một tư thế cũng sẽ dễ bị xương khớp. Có bảo hiểm tai nạn lao động là rất tốt, lao động làng nghề cũng rất mong muốn được tham gia”.

Để bao phủ an sinh cho người lao động, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hàng tháng bằng 1% tháng lương tối thiểu vùng IV. Đóng 6 tháng một lần hoặc đóng một lần cho 1 năm. Ngoài ra, người lao động được hỗ trợ chi phí từ 10 đến 30%. Với mức hưởng, người lao động được trợ cấp một lần; trợ cấp bổ sung nếu tăng mức suy giảm khả năng lao động, thân nhân được hưởng trợ cấp khi người lao động qua đời.

Chính sách này chia sẻ rủi ro cho người lao động nhưng nhiều ý kiến cho rằng, mở rộng sang nhóm không có hợp đồng lao động là việc khó, bởi phụ thuộc vào sự tự nguyện của người tham gia.

Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết: “Tự nguyện là do người lao động đóng thì sẽ không đảm bảo được cân đối thu chi. Chỉ những người nào bị rủi ro mới đóng thì sự chia sẻ sẽ thấp. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ của nhà nước, của doanh nghiệp vào quỹ này. Thậm chí có cả sự chia sẻ rủi ro giữa những người đang ở khu vực có quan hệ lao động với cả khu vực không có quan hệ lao động để làm sao cho tất cả mọi người được chăm lo từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.

Trong quá trình thực hiện chính sách, khó khăn xảy ra khi lực lượng điều tra xác minh tai nạn lao động trong khu vực không có quan hệ lao động đang còn thiếu. Bà Chu Thị Hạnh - Phó Cục trưởng Cục Việc làm - Bộ Nội vụ cho biết: “Nguồn lực thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện còn hạn chế. Chính sách được ban hành nhưng liên quan đến con người, cấp xã sẽ chịu trách nhiệm về thống kê, báo cáo điều tra về tai nạn lao động đối với khu vực người lao động không có quan hệ lao động thì sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. Bởi vì công việc cấp xã rất là nhiều, do đó lực lượng, con người làm công việc này bị hạn chế”.

Năm 2024, khu vực không có hợp đồng lao động xảy ra gần 400 vụ tai nạn lao động, làm hơn 400 người  bị nạn. Số liệu chưa đầy đủ do người lao động không khai báo. Chính sách nói trên nhằm đảm bảo mục tiêu bao trùm, bảo vệ tất cả người lao động. Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để người lao động thấy được sự thiết thực của chính sách bảo hiểm tai nạn lao động và tham gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điều tra đường dây sản xuất sữa giả, cảnh sát đã thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột và cho hay ngoài 12 loại sữa giả, còn có 72 sản phẩm đang được điều tra.

Tối 22/4, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm). Bầu trời Mỹ Đình rực rỡ sắc màu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.

Nhóm 24 quái xế trong vụ lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu đã được đem ra xét xử lưu động, trong sự chứng kiến của toàn thể gia đình các bị cáo và gia đình bị hại.

Cục Quản lý dược đã chuyển đơn tố cáo liên quan đến bà Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền từ ngày 17/4, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, công nghệ xanh không còn là xu hướng mà là giải pháp tất yếu, giúp Việt Nam đứng trước một bước ngoặt mới.

Bắt đầu từ 2025, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động mở rộng sang khu vực không có hợp đồng lao động, theo hình thức tự nguyện để giảm gánh nặng cho người lao động.