Lành mạnh hoá hoạt động livestream quảng cáo
Xu hướng bán hàng trực tuyến ngày nay đã phát triển khái niệm người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, hay còn gọi là “chiến thần livestream” khi liên tục lập kỷ lục mới về doanh thu, có thể lên tới hàng tỷ đồng lợi nhuận sau vài giờ phát sóng. Thành công là thực nhưng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm phát ngôn, sáng tạo sao cho môi trường mạng tích cực, lành mạnh, cùng với đó là sự chung tay quản lý của Nhà nước và các đơn vị trực tiếp thực hiện quảng cáo.
Chị Nguyễn Quỳnh Trang - KOC chia sẻ: "Đối với những mặt hàng có những đặc thù cá nhân, ví dụ như mỹ phẩm thì việc mình có một thương hiệu cá nhân uy tín cũng sẽ giúp cho khách hàng của mình có thể tin tưởng hơn và sẽ mang tính bền vững tốt hơn khi làm công việc này. Khi mình biết được cái nào là tốt, cái nào là xấu thì mình sẽ có những cách để có thể nhận lời và cũng như là chia sẻ được những dòng sản phẩm tốt. Từ đấy, mình mới có thể xây dựng một thương hiệu cá nhân chính xác và đem lại độ uy tín cho khách hàng".
Sự thiếu ràng buộc pháp lý đôi khi làm streamer giảm uy tín cá nhân. Một số bộ phận sẵn sàng bỏ qua yếu tố chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, sử dụng lời nói thiếu văn hóa, tiếp tay chia sẻ tin giả, nội dung độc hại… chỉ vì mức hoa hồng hấp dẫn.
Chị Ngô Thị Ngọc Dung - Quản lý Booking quảng cáo KOL/KOC cho hay: "Đối với việc lên hình của các bạn, bên mình luôn kiểm soát ngay từ đầu, tức là bên mình sẽ có những quy định riêng dành cho các bạn như việc ăn mặc như thế nào khi lên hình, từ ngữ nói ra sao để không vi phạm chính sách và bản thân nhãn hàng muốn các bạn tập trung vào những tính năng gì của sản phẩm".
Vừa qua, góp ý về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung khái niệm, quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Qua đó khắc phục tình trạng quảng cáo kém chất lượng hoặc sai sự thật, gây bức xúc và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Dự thảo cũng đề xuất chế tài xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, trục lợi.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, cần tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất; tránh chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan để nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo.
Sắp tới, dự án luật sửa đổi tiếp tục được thảo luận chi tiết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV nhằm thúc đẩy quy chế phối hợp liên ngành, siết chặt quản lý; làm rõ các khái niệm, quy trình, tạo cơ chế phù hợp để doanh nghiệp khai thác livestream hiệu quả.


Công an tỉnh Lai Châu ngày 3/5 đã tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyên án 425L bắt 2 đối tượng, thu 8 bánh heroin.
Theo Bộ Công an, lợi dụng tình hình giá vàng trên thế giới có nhiều biến động, nhu cầu tích trữ vàng tăng cao, các đối tượng mạo danh các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý để lừa đảo.
Xác định "phòng hơn chống", Hà Nội đã ưu tiên nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê điều, trạm bơm tiêu thoát nước, rà soát các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở, ngập sâu,... nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai năm 2025.
Tổ tuần tra kiểm soát thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương khi đang làm nhiệm vụ tại thành phố Dĩ An đã phát hiện một đối tượng có hành vi gây mất an toàn giao thông vào khoảng 6h50 ngày 2/5.
Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 16/2025 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Theo đó, có 5 trường hợp được miễn phí khi cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thực tế cho thấy, không ít vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả được phát hiện, nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm vẫn đang ngày ngày luồn lách qua các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, chợ truyền thống..., len vào từng ngăn tủ, từng chiếc túi mua hàng của người tiêu dùng.
0