Hướng tới mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030
Sáng 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.
Tại nghị trường, nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra nhằm hoàn thiện dự thảo, trong đó tập trung vào những giải pháp hỗ trợ thực chất, giúp đạt mục tiêu Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2030.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP. HCM nhấn mạnh: “Theo, Chương 2, Điều 4, 5, 6, để có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, mỗi năm chỉ tăng khoảng 30 - 40 nghìn doanh nghiệp. Để 5 năm có thể tăng lên 2 triệu doanh nghiệp, phải có chính sách hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể chuyển sang loại hình doanh nghiệp thì mới đạt được mục tiêu. Đồng thời, Nhà nước cũng phải nâng cao, mở rộng thêm những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn".
Một trong những đề xuất gây chú ý là từ đại biểu Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh, với quan điểm miễn thuế phải đúng thời điểm để có ý nghĩa thực chất với doanh nghiệp khởi nghiệp.
“Cần điều chỉnh quy định theo hướng: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm kể từ khi doanh nghiệp phát sinh lợi nhuận thay vì từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp thường không có lãi ngay sau khi thành lập; giai đoạn đầu chủ yếu là đầu tư cho nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, tuyển dụng nhân sự. Nếu thời gian miễn thuế tính từ khi cấp giấy phép kinh doanh, đến lúc có lãi, thời hạn miễn thuế đã hết. Như vậy, chính sách trở nên hình thức và không có tác dụng thực chất", Đại biểu Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đề xuất.
Về phía cơ quan quản lý, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình về quy định chỉ thanh tra doanh nghiệp tối đa 1 lần/năm, nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo kỷ cương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh: "Dự thảo nghị quyết quy định số lần thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp không quá 1 lần/1 năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng”.
Nghị quyết cũng đặt nền móng cho 5 nhóm chính sách lớn: cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng; hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ đổi mới sáng tạo - chuyển đổi số; đào tạo nhân lực và hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa, lớn, tiên phong. Với những đề xuất thực chất được đưa ra, kỳ vọng Nghị quyết lần này sẽ góp phần tạo cú hích để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, đúng như tinh thần xuyên suốt của Nghị quyết 68: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.


Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện điều chỉnh tổ chức giao thông để phục vụ thi công khu vực nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, thời gian áp dụng hơn một năm từ nay đến 31/5/2026.
Một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại công trường thi công công trình Thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Xì Lờ Lầu, huyện Phong Thổ (Lai Châu) vào chiều nay (16/5).
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 16/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Đội 7 - Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an TP Hà Nội vừa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm và thiết bị y tế, ước tính hơn 100 tấn do vợ chồng Phạm Ngọc Tiến và Đoàn Thị Nguyệt, trú tại KĐT Xa La, quận Hà Đông, Hà Nội cầm đầu.
Ông Lưu Bình Nhưỡng được HĐXX ghi nhận một số tình tiết giảm nhẹ mới, nên giảm 1 năm tù ở tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi".
Chăm lo, hỗ trợ người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống là một trong những chính sách nhân văn được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm trong những năm qua.
0