Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của ngoại giao Việt Nam
Triển lãm giới thiệu hơn 120 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi hiệp định, trong đó có những tài liệu và hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng.

Hình ảnh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc đó là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi vừa đặt chân đến Genève Thuỵ Sỹ tham dự Hội nghị Geneve được trưng bày tại triển lãm.
Ông Phạm Sơn Dương - con trai cố Thủ tướng năm nay đã 74 tuổi, những câu chuyện về 75 ngày đấu trí để ký kết Hiệp định Geneve, ông đã được nghe kể nhiều. Với ông, tất cả như được tái hiện đầy đủ trong triển lãm hôm nay.

Thiếu tướng Phạm Sơn Dương - Con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chia sẻ: “Hôm nay được đi dự tôi rất xúc động. Từ xưa tôi cũng đc ba kể cho nghe. Lần đầu tiên ba tôi đi từ núi rừng Việt Bắc đến một hội nghị lớn đa phương mà hội nghị đó không chỉ đơn giản là đàm phán giữa Việt Nam với Pháp mà đàm phán với 5 cường quốc. Điều quan trọng của Bác Hồ dặn ba tôi đó là trong hội nghị đám phán thì làm thế nào phải kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về chiến lược”.

Triển lãm gồm ba phần: Bối cảnh trước Hội nghị Genève; quá trình đàm phán, ký kết, thực thi hiệp định và hành trình đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển. Hơn 120 tư liệu ảnh, hiện vật được trưng bày giúp đông đảo các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế cảm nhận trực quan sinh động hơn về tầm vóc và ý nghĩa của Hiệp định Geneve.
Ông Kohdayar Marri - Đại sứ Cộng hoà Hồi giáo Pakistan tại Việt Nam cho hay: “Đây là một buổi triển lãm rất chi tiết, có rất nhiều bức hình tôi chưa từng nhìn thấy trước đây. Buổi triển lãm cũng thể hiện được bao nhiêu gian nan mà Việt Nam đã trải qua và sự cố gắng để tạo nên một mong muốn phát triển và trở thành một đất nước như bây giờ. Ngoài ra, nó chứng minh được tầm quan trọng của sự kiên cường và khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam”.

Trong diễn văn tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Hiệp định Geneve là một mốc son trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam. Với việc hiệp định được ký kết, “lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các bên tham dự hội nghị thừa nhận và tôn trọng. Đồng thời, thắng lợi này mở ra cục diện chiến lược mới để Việt Nam tiến tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Triển lãm về Hiệp định Geneve mở cửa từ 15/7/2024 đến ngày 5/9/2024 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.


Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” tại Hội trường Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh (Di tích lịch sử Dinh Độc Lập) tối 20/4.
Cùng với đầu tư cơ sở vật chất đẹp và hiện đại cho thư viện trường, nhiều hoạt động, cách làm hay đã được các trường học tại Hà Nội triển khai, góp phần lan tỏa văn hóa đọc.
Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.
Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.
Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.
Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
0