Hà Nội ưu tiên phát triển xe buýt

Dự báo đến năm 2035, Hà Nội có gần 11 triệu dân, khoảng 8,5 triệu chuyến đi/ngày, và xe buýt sẽ phải đủ năng lực đáp ứng từ 28 - 30% nhu cầu đi lại của người dân.

Là sinh viên năm nhất mới lên Thủ đô, Ngọc Anh lựa chọn xe buýt là phương tiện di chuyển hàng ngày bởi nó đáp ứng được nhiều tiêu chí. Ngọc Anh cho biết: “Lúc đầu em có ý định đi xe máy, nhưng mà sau khi tìm hiểu thì em thấy đi xe buýt cũng rất là tiện, vì điểm dừng xe buýt gần nhà em và trường học. Ngoài ra em nghĩ đi xe buýt cũng là một cách để bảo vệ môi trường, hạn chế xả khí thải từ các phương tiện giao thông".

Theo thống kê, hiện trên toàn thành phố Hà Nội có hơn 150 tuyến buýt đang khai thác, vận hành, phủ rộng đến 30/30 quận, huyện, thị xã. Xe buýt Thủ đô còn kết nối với nhiều tỉnh lân cận, như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang… Bởi vậy, đối tượng sử dụng phương tiện công cộng là xe buýt không hề giới hạn.

Ông Nguyễn Đắc Ngà (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho biết: "Đi phương tiện công cộng thuận lợi hơn, an toàn hơn và đỡ tốn kém. Xe buýt cực kì tiện lợi cho nhân dân nói chung và người cao tuổi nói riêng".

Thành phố Hà Nội hiện có hơn 150 tuyến buýt đang khai thác, vận hành, phủ rộng đến 30/30 quận, huyện, thị xã.

Trong đề án phát triển vận tải hành khách công cộng của Sở GTVT Hà Nội, xe buýt được định vị vai trò quan trọng. Ông Phan Trường Thành, Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GTVT Hà Nội, cho biết: "Sau nhiều thập kỷ phát triển, mạng lưới giao thông xe buýt Hà Nội chưa bao giờ mạnh mẽ như thời điểm hiện nay. Chúng tôi đã phải xem xét mạng lưới giao thông này rất kỹ để tìm ra phương án khai thác tối ưu nhất để khuyến khích người dân tham gia và một điều quan trọng hơn nữa là bảo đảm xe buýt vận hành đúng giờ để tiện lợi hơn cho người dân. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là làm sao để giúp người dân từ bỏ phương tiện cá nhân để tham gia phương tiện công cộng".

Giao thông vận tải với phương châm “đi trước một bước” luôn là yêu cầu cấp thiết của các đô thị, vừa tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh. Thời gian gần đây, xe buýt Thủ đô liên tục được nâng cấp với những tính năng mới tiện lợi cho người dùng như thẻ vé ảo đa phương thức, thẻ vé liên thông, thẻ phi vật lý offline…

Đến năm 2035, thành phố tính toán sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống sang xe buýt điện. Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội, cho biết: "Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích chuyển đổi dần xe buýt sử dụng dầu diesel sang các xe chạy bằng năng lượng xanh, các xe này sẽ chạy êm hơn so với các xe chạy bằng nhiên liệu bình thường. Chúng tôi cũng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ để khuyến khích người dân tham gia phương tiện công cộng nhiều hơn, giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.

Trước bục xét hỏi, Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.

Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.

Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ để vay vốn ngân hàng và chuyển trái phép 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỷ đồng ra nước ngoài.