Quốc tế hỗ trợ Việt Nam phát triển giao thông xanh

Bà Kathleen WHIMP, Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Lào - Campuchia khẳng định cam kết của WB trong hỗ trợ Việt Nam trên chặng đường phát triển giao thông xanh.

Bọ GTVT vừa tổ chức Tọa đàm "Phát triển giao thông xanh: Thách thức và giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư", với sự tham gia của đại diện nhiều ngân hàng, tổ chức quốc tế.

Bà Kathleen WHIMP, Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Lào - Campuchia, cho biết: “Chúng tôi mong muốn chính phủ Việt Nam xem xét cải thiện quy trình thủ tục phê duyệt dự án đầu tư vốn vay nước ngoài hay vốn ODA. Về phía World bank, chúng tôi cam kết đồng hành hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, Bộ GTVT và các tổ chức khác để đạt mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050”.

Nhiều tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng về tài chính để tạo nên nền giao thông xanh bền vững cho Việt  Nam.

Tồ chức Hợp tác Quốc tế GIZ của Đức thì cho rằng giải pháp huy động nguồn lực có thể bằng những chính sách ưu đãi để tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế nhằm phát triển giao thông xanh thân thiện với môi trường.

Bà  Urda Eichhorst, Tổ chức Hợp tác Quốc tế GIZ, cho hay: “Sau 10 năm hợp tác với Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng mô hình hóa công cụ phát thải, hệ thống theo dõi để thu thập dữ liệu để giúp Bộ GTVT đo được giảm phát thải ròng của mình. Chúng tôi cũng tham gia vào quá trình thúc đẩy Việt Nam thực hiên mô hình giao thông điện, ngoài ra xây dựng kỹ thuật đầu vào cho ngành GTVT. Để thực hiện những điều này, việc huy động tài chính khu vực công là chưa đủ mà cần nguồn lực từ tư nhân, từ những mô hình kinh doanh mới chuyển dịch sang mô hình giao thông điện”.

Hiện Việt Nam đã có khoảng 300 xe buýt điện hoạt động tại Hà Nội và TP HCM.

Theo ông Lê Văn Dương -  Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Giao thông Vận tải: “Trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và các tổ chức trên thế giới, chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến và tiếp tục tham mưu cho Bộ GTVT để báo cáo Chính phủ trong thời gian sắp tới đưa ra cơ chế chính sách, những nội dung công việc cần thực hiện, phù hợp với thực tế của nước chúng ta”.

Nhiều tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu (EU), chính phủ Australia, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Quỹ Hợp tác và phát triển kinh tế Hàn Quốc tại Hà Nội, Ngân hàng châu Á cũng đã cam kết và mong muốn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng về tài chính để tạo nên nền giao thông xanh bền vững cho Việt  Nam.

Hiện Việt Nam đã có khoảng 300 xe buýt điện hoạt động tại Hà Nội và TP.HCM. Số lượng sản xuất và tiêu thụ ô tô điện, xe máy điện ngày càng tăng. Nhiều tuyến đường sắt đô thị cũng đã đi vào hoạt động.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, đó là những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, để chuyển đổi giao thông xanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn lực tài chính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.