Hà Nội - Thành phố bên sông đang vươn mình
Được khánh thành vào năm 1902, cho tới 80 năm sau, Long Biên vẫn là cây cầu duy nhất của Hà Nội. Đây là công trình giao thông quy mô lớn đầu tiên tại Đông Dương, mang dấu ấn của nền văn minh công nghiệp đầu thế kỷ XX...

Hơn 100 năm, cây cầu đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô. Trong hai cuộc kháng chiến, không ít lần công trình đã bị bom đạn tàn phá, nhưng sau đó lại được hàn gắn và dựng lại. Từ đó cho đến nay, cầu Long Biên vẫn sừng sững nối hai bờ sông Hồng cuộn chảy... Ngày nay, dù Hà Nội đã có nhiều cây cầu mới hiện đại hơn, nhưng cầu Long Biên vẫn giữ một vị trí đặc biệt.

Cách cầu Long Biên khoảng 4 km về phía tây, một cây cầu dây văng hiện đại nhất cả nước đã hiện diện bên dòng sông mẹ, kết nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. “Từ khi khánh thành cầu Nhật Tân năm 2015, tôi thấy đường giao thông rất thuận tiện từ nội đô ra tới ngoại đô, bờ Bắc và bờ Nam giao thông đi lại rất thuận tiện”, ông Nguyễn Văn Hiện, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, nói.
Năm 2015, cầu Nhật Tân được khánh thành, với đường dẫn và phần cầu chính dài gần 9km, tổng mức đầu tư gần 14.000 tỉ đồng. Phần cầu chính rộng hơn 33m với 8 làn xe chạy. Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp, với 5 trụ tháp lớn tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội.
Cầu Nhật Tân hội tụ những công nghệ xây dựng tiên tiến nhất. Đây cũng là biểu tượng của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. TS Phan Lê Binh, Trưởng Đại diện văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản, cho biết: “Cho đến nay, cầu Nhật Tân đã thể hiện vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối cửa ngõ giao thương quốc tế sân bay Nội Bài với trung tâm Hà Nội. Cầu Nhật Tân là mạng lưới mắt xích quan trọng trong giao thông liên vùng của Hà Nội kết nối với các tỉnh phía Bắc. Nhờ có cầu Nhật Tân mà việc giao thương hàng hoá giữa các tỉnh lân cận với Hà Nội đã trở nên thuận tiện hơn, giúp giảm thời gian đi lại cũng như chi phí logictic”.
Từ khi hoàn thành, cầu Nhật Tân đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sân bay quốc tế Nội Bài. Công trình còn mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô ở khu vực phía bắc.
Hà Nội còn rất nhiều cây cầu kết nối với các tỉnh thành lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trong khu vực, như: cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì… Hà Nội đang quy hoạch thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Thăng Long mới, cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên và cầu Ngọc Hồi… Như vậy, khi hoàn thành Hà Nội sẽ có ít nhất 22 cây cầu.
Chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là điểm thứ ba trong bốn ngôi chùa được cung nghinh và an vị xá lợi Đức Phật, trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc Vesak 2025.
Những cơn mưa rào và dông kéo dài từ đêm 9/5 đã giải nhiệt cho thời tiết Thủ đô sau chuỗi ngày oi nóng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp của Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trong ngày 9/5.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, cần tập trung đầu tư một số cơ sở giáo dục và ngành nghề trọng điểm, then chốt.
Liên quan đến chuyên án ma túy khiến thiếu tá Nguyễn Đăng Khải hy sinh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã mở rộng điều tra, bắt giữ thêm 3 đối tượng, thu giữ 13 bánh heroin cùng nhiều tang vật.
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Thành phố Hà Nội phối hợp chi cục quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra bất ngờ và bắt quả tang thu giữ gần 2 tấn thực phẩm bẩn là các loại xúc xích, lạp xưởng đang chuẩn bị tiêu thụ đến các cửa hàng, quán ăn nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố.
0