Hà Nội sẽ quản lý, sử dụng không gian ngầm
Hai phương án về quản lý, sử dụng không gian ngầm như sau:
Phương án 1: Người sử dụng đất thuộc địa bàn thành phố Hà Nội chỉ được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15 m vào lòng đất (vượt quá mốc này sẽ phải xin cấp phép, phù hợp với quy hoạch, trả tiền nếu dùng không gian ngầm để kinh doanh).
Phương án 2: Người sử dụng đất ở Hà Nội được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu theo quy định của Chính phủ. Ngoài giới hạn này phải được cấp phép phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
Điểm chung của hai phương án là đều có sự phân vùng chức năng để quản lý, khai thác và sử dụng, từ đó sẽ tạo thành những “thành phố ngầm” trong lòng thành phố.

Tiềm năng là vậy nhưng Hà Nội hiện mới manh nha khai thác không gian ngầm với các hầm chui đường bộ và hệ thống giao thông (TOD) đang xây dựng. Kinh nghiệm của các nước cho thấy cần có sự phát triển đồng bộ và mang tính kết nối giữa giao thông với các công trình ngầm để tạo thành “hệ sinh thái ngầm”.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với phương án quản lý, sử dụng không gian ngầm đang tạo cơ hội để “đánh thức” không gian ngầm, góp phần hạn chế sự quá tải và ách tắc trên mặt đất hiện nay ở Hà Nội. Điều này càng có ý nghĩa khi Dự thảo luật phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội.
Cùng với quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm – thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000 đã được thành phố ban hành năm 2022, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, là cơ sở quan trọng cho Hà Nội triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu không gian xây dựng ngầm, lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng ngầm trong khu vực đô thị trung tâm, khớp nối, kết nối đồng bộ các không gian xây dựng ngầm trên địa bàn.


17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
0