Hà Nội phát triển nhiều khu nhà ở xã hội tập trung

Thành phố Hà Nội đang tập trung nhiều giải pháp tăng nhanh nguồn cung nhà ở xã hội; nổi bật là chủ trương xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn, khắc phục nhược điểm nhỏ lẻ, cục bộ.

Cũng giống như bao gia đình khác, chị Phùng Thúy Nga đã phải đắn đo rất nhiều khi lựa chọn một nơi an cư. Với mức thu nhập khiêm tốn, gia đình chị tìm đến các dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, băn khoăn về chất lượng cuộc sống cùng những tiện ích khiến chị Nga phải mất rất nhiều thời gian mới đưa ra quyết định.

Chị Phùng Thúy Nga -xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai - cho biết: “Tôi lựa chọn ở đây vì kinh phí phù hợp với các cặp vợ chồng mới cưới, các bạn nhỏ nhà tôi cũng được tận hưởng nhiều tiện ích. Tôi nghĩ nếu nhà tôi chọn khu chung cư nội thành thì chưa chắc đã có nhiều tiện ích như vậy".

Thực tế cho thấy, nhiều dự án nhà ở xã hội được hoàn thiện từ lâu nhưng lại rất ít người đến ở. Thậm chí có những dự án phải mở bán đến hơn 20 lần nhưng vẫn chưa thể lấp đầy.

Điểm chung là những dự án này chưa đáp ứng đủ các nhu cầu về tiện ích, trường học, bệnh viện, hạ tầng giao thông. Đó là lí do cần thiết phải có những khu nhà ở xã hội tập trung.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - cho biết: “Việc xây dựng những khu nhà ở xã hội tập trung có sự đồng bộ về hạ tầng, tiện ích là xu hướng đúng đắn vì các khu nhà ở này sẽ gần với các khu kinh tế, khu sản xuất. Do đó, nhóm đối tượng của nhà ở xã hội sẽ có năng lực chi trả tương đương người dân sinh sống quanh khu vực này".

Nhà ở xã hội tập trung rất phù hợp với địa phương có nhu cầu lớn như Hà Nội. Mô hình này sẽ khắc phục tình trạng các khu nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% nằm rải rác, khó quản lý và thiếu tiện ích.

Hơn nữa, nếu nhà ở xã hội xây dựng đơn lẻ, nằm xen lẫn với các dự án nhà ở thương mại, người dân phải chịu phí dịch vụ tương đương với mức của những người có thu nhập cao. Các khu nhà ở xã hội tập trung, tiện ích đồng bộ, chi phí sẽ ở mức hợp lý hơn. Giá nhà dự kiến sẽ thấp hơn so với những khu nhà ở xã hội đơn lẻ.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội - cho rằng: “Nếu chúng ta quy hoạch nhà ở xã hội theo các khu lớn thì chi phí xây dựng sẽ ít hơn so với việc xây dựng các dự án đơn lẻ. Bởi các dự án đơn lẻ sẽ phải chịu chung các yếu tố tác động giống như xây các tòa nhà ở thương mại hướng đến tối đa hóa lợi ích. Bên cạnh đó, từ khâu vật liệu xây dựng, giá thành nhân công sẽ được chi trả bởi Nhà nước một cách hợp lý hơn".

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam tiếp tục: “Việc xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ cho quy hoạch mà cho chính người dân thu nhập thấp. Chi phí chi trả để xây dựng ít hơn sẽ giúp chi phí phải bỏ ra để sở hữu các căn hộ dạng này thấp. Vị trí cũng phù hợp hơn, việc các tòa nhà ở khu vực nội đô có chi phí xây dựng bỏ ra rất lớn, do đó phù hợp hơn để thành dự án nhà ở thương mại".

Ngoài ra, việc xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung sẽ giúp các địa phương chủ động bố trí quỹ đất, không bị lệ thuộc, thụ động vào tiến độ triển khai nhà ở xã hội trên các quỹ đất 20%.

Hiện tại, thành phố Hà Nội đang triển khai 5 khu nhà ở xã hội tập trung. Trong đó có hai khu tại huyện Đông Anh là Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2, quy mô đất là 84 ha, sẽ cung cấp khoảng 6.500 căn nhà ở xã hội. Ngoài ra còn có thêm khu nhà ở xã hội khác với quy mô 160 ha.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.

UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.