Hà Nội phát triển an sinh xã hội vì người dân
Những kết quả này khẳng định nỗ lực của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, từ nhận thức tới hành động, dành mọi nguồn lực, triển khai hiệu quả các chính sách của thành phố, mục tiêu cuối cùng là để chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn. 20 triệu đồng là số tiền gia đình chị Đỗ Thị Thanh tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ vay vốn từ ngân hàng chính sách của huyện cách đây vài năm. Khoản vay này đã giúp chị có điều kiện tăng gia sản xuất, chăn nuôi, mua máy may gia công tại nhà. Giờ thu nhập trung bình tháng của gia đình khoảng 10 triệu đồng. Chị Thanh đã viết đơn thoát nghèo.

Đầu năm 2023, số hộ nghèo của huyện Phúc Thọ là 299 hộ. Nhờ các nguồn lực hỗ trợ từ thành phố, đến cuối năm, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương giảm được 249 hộ. Hiện nay huyện chỉ còn 50 hộ nghèo.
Triển khai Chương trình 08 của Thành uỷ, UBND Thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo; hỗ trợ học phí học sinh hộ cận nghèo; hỗ trợ bảo hiểm y tế.... Xây dựng phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố còn 0,03%, tương đương 690 hộ nghèo; có 18/30 quận, huyện không còn hộ nghèo; 05 quận không còn hộ cận nghèo.
Giải quyết việc làm cũng là 1 chỉ tiêu của Chương trình 08 triển khai hiệu quả. Từ năm 2021-2023, đã có gần 600 nghìn lượt lao động được giải quyết việc làm. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức gần 700 phiên giao dịch việc làm với hơn 20.200 doanh nghiệp tham gia, với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động là gần 405 nghìn chỉ tiêu; số lao động được tuyển tại các phiên là là hơn 48.300 người.

Tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là chỉ tiêu quan trọng mà TP đặt ra trong Chương trình 08. HĐND Thành phố đã ban hành. Chính sách “quy định mức hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện”; Chính sách “quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng BHYT cho người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi; người khuyết tật nhẹ; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình”.
Thành phố cũng đã kịp thời tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho gần 250 nghìn người với kinh phí hỗ trợ hơn 6.430 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho hơn 5.500 người, số tiền hỗ trợ hơn 20,2 tỷ đồng.
Có thể thấy sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai Chương trình 08, đến nay đã có 20/27 chỉ tiêu của Chương trình hoàn thành. Tuy nhiên, 7 chỉ tiêu còn lại là những chỉ tiêu khó, rất cần những giải pháp căn cơ để tháo gỡ mới có thể hoàn thành trong nhiệm kỳ này.
Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín triển khai thi công từ năm 2019, có tổng mức đầu tư hơn 680 tỷ đồng, quy mô 300 giường bệnh, đã hoàn thành từ cách đây 1 năm. Nhưng trớ trêu thay, bệnh viện vẫn chưa thể hoạt động. Theo chỉ tiêu của CT 08, đến năm 2025 huyện Thường Tín phải đạt 18 giường bệnh/vạn dân. Cón số này đến cuối năm 2023 là 15 giường bệnh. Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín với quy mô 300 giường bệnh, nếu được đưa vào sử dụng, thì tiêu chí giường bệnh/vạn dân của huyện sẽ cơ bản hoàn thành. Chính vì vậy, bệnh viện đã khoa huyện Thường Tín đi vào hoạt động sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó.
Tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, khu vực đường giữa Tòa nhà New City và Đại học Thành Đô, cũng là lối vào đường nội bộ bao quanh Cụm Công nghiệp Lai Xá. Những bãi rác tồn đọng lâu ngày đang được đốt một cách lộ thiên, tạo ra khói bụi, bốc mùi rất khó chịu, vừa mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường…
Chương trình 08 của Thành uỷ đặt mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Chương trình không thuần tuý chỉ là 27 chỉ tiêu, mà khái niệm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân bao gồm rất nhiều tiêu chí. Người dân vẫn phải sống trong một môi trường còn nhiều rác thải như ở khu vực thôn Lai Xá, xã Kim Chung, thì không thể nói chất lượng cuộc sống người dân ở đây được đảm bảo.
Trong tuần qua, BTV thành uỷ Hà Nội đã triển khai 3 đoàn giám sát việc thực hiện Chương trình 08. Điều này khẳng định sự quan tâm của lãnh đạo thành phố đối với một chương trình liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân. Phát triển, nâng cao cuộc sống của người dân là cả một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục. Không thể nói chất lượng cuộc sống của người dân tốt lên khi giường bệnh vẫn thiếu, môi trường vẫn ô nhiễm, nước sạch vẫn không đủ dùng. Những vấn đề dân sinh này rất cần được tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Có như vậy, Chương trình 08 mới thực sự ý nghĩa.


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
0