Hà Nội phấn đấu thu hút FDI đạt 2,7 tỷ USD
Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong top đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế.
Ví dụ điển hình là trường hợp một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Philippine, đã đi vào hoạt động từ năm 2010 tại khu công nghiệp Thạch Thất (tổng vốn đầu tư ban đầu là 38 triệu USD cho bốn dây chuyền sản xuất trên diện tích 5,1 ha). Doanh nghiệp này đánh giá cao môi trường đầu tư tại Hà Nội và đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tăng vốn để mở rộng quy mô.
Ông Phạm Quốc Lộc - Giám đốc Nhà máy URC Hà Nội - cho biết: “Việc cải cách hành chính công đã giúp doanh nghiệp chúng tôi rất nhiều trong việc giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, thuận tiện. Đặc biệt năm 2024 vừa rồi, chính quyền Hà Nội cũng đã có những buổi tọa đàm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn”.
Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% so với cùng kỳ và đứng thứ năm cả nước. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, FDI là nguồn lực vô cùng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế Thủ đô. Từ 1/1/2025, Luật Thủ đô sửa đổi chính thức có hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ chế ưu đãi, chính sách hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư. Cùng với đó, Hà Nội cần có chiến lược mang tính dài hạn trong thu hút FDI.
Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng, nhận định: “Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài ở Hà Nội trong tầm nhìn dài, gắn với phát triển bền vững. Đặc biệt về thủ tục hành chính, tôi cho rằng, phải làm quyết liệt hơn sao cho thủ tục thực hiện nhanh nhất, chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, nên tìm kiếm những đô thị có sự phát triển tương tự như Hà Nội nhằm tạo mối quan hệ thân thiện, giúp thu hút nhiều đầu tư hơn”.
Năm 2025, thành phố tiếp tục phấn đấu thu hút khoảng 2,7 tỷ USD vốn FDI. Trong bối cảnh làn sóng dịch chuyển vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á, để cạnh tranh với các địa phương khác, bên cạnh chủ trương cải cách, cải thiện chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, Hà Nội cần tiếp tục chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0