Hà Nội chấn chỉnh đấu giá đất với bảng giá đất mới
Huyện Sóc Sơn vừa hoãn đấu giá lại 36 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến. Điều chỉnh theo bảng giá đất mới của thành phố, những lô đất này sẽ được nâng giá khởi điểm từ hơn 2,5 triệu đồng/m2 lên mức 9 triệu đồng/m2, tăng gần 4 lần.
Ông Nguyễn Xuân Quý - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, cho biết: “Chúng tôi đã triển khai 4 dự án đấu giá và hiện nay đã xác định giá khởi điểm. Sau khi Quyết định 71 có hiệu lực từ 20/12, chúng tôi đã ngừng tổ chức đấu giá đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn từ thời điểm đó và định lại giá khởi điểm, giá mới đã tăng 3-4 lần, tiền cọc cũng tăng tương ứng dẫn đến người dân giảm tình trạng bỏ cọc".
Không chỉ Sóc Sơn, nhiều quận huyện cũng quyết định dừng tổ chức đấu giá để xác định lại giá khởi điểm. Mức giá sẽ tăng từ 2 - 6 lần so với trước đây. Số tiền đặt cọc tăng tương ứng giúp loại trừ những nhà đầu tư không có năng lực tài chính, hạn chế tình trạng đấu giá cao rồi bỏ cọc như đã từng diễn ra thời gian qua.
Ông Nguyễn Thế Tuấn - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Long Biên, cho biết: “Thành phố ban hành bảng giá đất mới theo Quyết định 71 đã giúp chúng tôi xác định giá khởi điểm sát thị trường, tránh đẩy giá, bỏ cọc. Cùng với đó giá khởi điểm cao dẫn đến tiền đặt cọc cao, nâng cao trách nhiệm người tham gia đấu giá".
Nhiều chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh bảng giá đất của Thành phố Hà Nội là kịp thời và cần thiết. Tại nhiều khu vực, giá đất đã tiệm cận với thị trường. Một số địa bàn đã từng là điểm nóng của đấu giá đất như Hà Đông, mức cao nhất ở vị trí một là 121 triệu đồng/m2, Hoài Đức 53 triệu đồng/m2 hay Thanh Oai hơn 32 triệu đồng/m2. Công tác đấu giá sẽ tiếp tục được chấn chỉnh theo hướng minh bạch và chặt chẽ, loại bỏ những chiêu trò không lành mạnh, lũng đoạn để trục lợi.
Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Giá khởi điểm thấp dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa giá đấu thầu và trúng thầu cao, từ đó dẫn đến tình trạng bỏ cọc, gây bức xúc cho người dân. Do đó, tôi thấy việc Hà Nội ban hành bảng giá đất mới là cần thiết".
Theo KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội: “Bảng giá đất mới khiến cho mức giá khởi điểm cao và tiền đặt cọc sẽ cao theo, dẫn đến khả năng thao túng giá, đầu cơ, bỏ cọc, các chiêu trò không lành mạnh để đầu cơ sẽ giảm đi".
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, ban hành bảng giá đất điều chỉnh còn giúp thành phố tăng nguồn thu ngân sách. Giá đất tăng, mức đền bù cao tạo sự đồng thuận của người dân khi thực hiện giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án phát triển của Thủ đô.


Cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng tại hai tòa T1 và T2 Tổ hợp chung cư Thăng Long Victory tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội cùng với việc không tổ chức bầu ban quản trị mới khiến hàng trăm hộ dân nơi đây bức xúc.
Nhiều dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ, mở bán các căn hộ từ quý II đến quý IV năm nay.
Huyện Hoài Đức đang tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá Quyền sử dụng lô đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề và biệt thự để bán tại xã Lại Yên.
Hiện tượng lệch pha cung - cầu không chỉ diễn ra ở thị trường TP. Hồ Chí Minh mà đang trở nên phổ biến ở các địa phương trên cả nước.
Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
0