Gỡ vướng chính sách để khơi thông các dự án BĐS
Nhiều dự án bất động sản nằm im lìm bất động hàng chục năm, vừa lãng phí, vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Đây là thực trạng đang tồn tại ở nhiều địa phương trên cả nước. 70% các vướng mắc liên quan đến vấn đề về pháp lý. Do vậy, gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án chậm tiến độ.
Dự án hồ An Dương thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) được phê duyệt năm 1999, chủ đầu tư là Công ty IDC. Dù đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, song trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và thay đổi về Luật Đất đai, chính sách Nhà nước, dẫn đến dự án không thực hiện trọn vẹn, còn nhiều tồn đọng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Ông Hà Quang Trung, Giám đốc điều hành dự án Công ty IDC cho hay: "Ở đây có sự vướng mắc rất lớn, đó là sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành. Ví dụ xin phép xây dựng thẩm quyền thuộc về quận nhưng quận không dám thực hiện lại phải hỏi xin ý kiến của thành phố, thành phố lại chỉ đạo ngược xuống Sở Xây dựng".
Còn tại dự án Nam Khang Residence trên địa bàn Quận 9, TP.HCM, vì thiếu yếu tố đất ở, không đủ điều kiện chấp thuận chủ trương đầu tư nên đã dự án nằm “bất động” nhiều năm. Được biết, việc quy định phải có đất ở khi xây dựng dự án đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp khó. Thậm chí, như Công ty Cổ phần Bất động sản Toàn Cầu (GP.Invest) đã phải từ bỏ hai dự án lớn sau nhiều năm theo đuổi chỉ vì không có đất ở.
Có thể thấy, vướng mắc về pháp lý đã khiến cho cả người dân và doanh nghiệp phải lao đao. Do vậy, cải cách thủ tục hành chính là giải pháp để tháo gỡ những nút thắt đang tồn tại trên thị trường. Đặc biệt, tăng phân cấp phân quyền sẽ giúp các địa phương chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề.
Bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: "Một vấn đề mang tính cốt lõi, căn cơ, tư duy đột phá nhất trong lần này là hoàn thiện nguyên tắc phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo Hiến định và chủ trương của Đảng nhằm thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo của cả hệ thống hành chính Nhà nước, nhất là chính quyền địa phương. Đồng thời tạo hành lang pháp lý quan trọng để có thể tháo gỡ những rào cản về phân cấp, phân quyền, phân định nhiệm vụ cụ thể mà hiện nay đang hiện hữu trong các luật chuyên ngành".
Thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”, thế nhưng cải cách như thế nào, thay đổi cái gì và ai chịu trách nhiệm? Đó là điều mà các doanh nghiệp mong mỏi. Hơn ai hết họ hiểu rằng, khi cơ hội qua đi, thất bại xảy ra thì không cá nhân nào, tổ chức nào nhận trách nhiệm. Hậu quả vẫn là người dân và doanh nghiệp gánh chịu.


Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.
0