Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi WHO
Các chuyên gia cho biết, việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ khiến tổ chức này mất nguồn tài trợ lớn nhất, từ đó ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng như đại dịch COVID-19.
Theo ông Lawrence Gostin, giáo sư về y tế toàn cầu tại trường luật thuộc Đại học Georgetown, kế hoạch kể trên của Mỹ sẽ là "thảm họa" đối với ngành y tế toàn cầu và WHO sẽ trải qua nhiều năm khó khăn trong ứng phó với tình trạng khẩn cấp về y tế và sẽ phải giảm đáng kể số nhân viên nghiên cứu khoa học của mình.
Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, cung cấp khoảng 16% nguồn tài trợ của tổ chức này trong giai đoạn 2022 - 2023. Năm 2020, ông Trump đã khởi xướng kế hoạch rút Mỹ khỏi WHO trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Ông đã nhiều lần chỉ trích về phản ứng của tổ chức này trong đại dịch. Tuy nhiên, người kế nhiệm ông là Tổng thống Joe Biden đã nối lại quan hệ với cơ quan này vào ngày đầu tiên nhậm chức hồi năm 2021.


Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã có mặt tại Tòa án Trung tâm Seoul ngày 21/4 để tham dự phiên điều trần hình sự lần thứ hai liên quan đến cáo buộc nổi dậy.
Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc, ông Andrey Melnik, vừa kêu gọi Thủ tướng sắp nhậm chức của Đức Friedrich Merz chuyển giao ngay tên lửa hành trình Taurus cho Kiev.
Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, đồng USD cũng sụt giảm trong phiên giao dịch sáng 21/4.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 21/4. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 20/4 đã đề xuất Nga ngừng toàn bộ các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự trong thời gian ít nhất 30 ngày.
Số người thiệt mạng trong vụ không kích mới của Mỹ nhằm vào một khu chợ đông đúc ở thủ đô Sanaa (Yemen) vào tối 20/4 đã tăng lên 12 người, trong khi ít nhất 30 người khác bị thương.
0