Dư luận về cuộc tranh cãi giữa ông Trump và ông Zelensky

Màn đấu khẩu căng thẳng ngay trước ống kính truyền hình giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky đã gây ra phản ứng trái chiều cả trong nội bộ Mỹ cũng như với lãnh đạo nhiều nước trên thế giới.

Ngày 28/2, Tổng thông Ukraine có chuyến thăm rất được quan tâm tới Washington để ký kết thoả thuận khoáng sản với Mỹ, từ đó mở ra triển vọng cho việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch này bị hủy bỏ sau cuộc đấu khẩu căng thẳng giữa hai nhà lãnh đạo trước giới truyền thông, trở thành một sự kiện ngoại giao chưa từng có xảy ra tại phòng Bầu dục. Cuộc họp tại Nhà Trắng đã bị cắt ngắn và cuộc họp báo theo lịch trình diễn ra sau đó đã bị huỷ.

Ngay sau cuộc gặp, nhiều nghị sỹ đảng Cộng hòa và quan chức chính quyền có quan điểm cứng rắn đã tuyên bố ủng hộ Trump, đề nghị Tổng thống Zelensky phải xin lỗi hoặc từ chức. Trong khi phe Dân chủ cho rằng, động thái của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống JD Vance làm giảm uy tín của Mỹ trên trường quốc tế.

Giới chức Nga cũng đã lên tiếng về cuộc tranh cãi căng thẳng giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày 28/2. Cố vấn Điện Kremlin, ông Kirill Dmitriev đã mô tả cuộc tranh luận là “lịch sử” và “một lời khiển trách gay gắt từ phòng Bầu dục”. Cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev ca ngợi ông Trump vì đã “nói ra sự thật”, cho rằng Tổng thống Mỹ hoàn toàn đúng khi nói rằng nhà lãnh đạo Ukraine đang “đánh cược với Chiến tranh Thế giới thứ ba”. Cựu Tổng thống Liên bang Nga, người hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và lãnh đạo đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất, cũng tuyên bố rằng, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine giờ đây cần phải chấm dứt.

Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu như Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại châu Âu, Tổng thống Pháp, Thủ  tướng Đức, Thủ tướng Tây Ban Nha, Thủ tướng Ba Lan… đều bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine và khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Ukraine trong thời gian tới. Thủ tướng Australia cũng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ với Ukraine.

Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người theo chủ nghĩa dân túy cực hữu và là một đồng minh của ông Trump đã bày tỏ sự ủng hộ Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, người đóng vai trò là đồng minh chủ chốt của Tổng thống Trump ở châu Âu đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Mỹ và các quốc gia tại châu lục này để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine. Bà Meloni cho rằng, sự chia rẽ sẽ làm cho phương Tây yếu đi.

Sau cuộc gặp, Tổng thống Trump đăng trên mạng xã hội Truth Social cho rằng ông Zelensky chưa sẵn sàng cho hòa bình. Nhà lãnh đạo Mỹ đồng thời tái khẳng định mong muốn sớm đạt được lệnh ngừng bắn cho xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Trump bày tỏ rằng người đồng cấp Ukraine Zelensky có thể quay lại khi ông "sẵn sàng cho hòa bình".

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh Fox News của Mỹ, Tổng thống Zelensky khẳng định người dân Ukraine muốn kết thúc xung đột.

Trước đó, ông Zelensky được cho là đã châm ngòi cho cuộc tranh luận nảy lửa tại Nhà Trắng. Sau khi ông Donald Trump trả lời câu hỏi của phóng viên Ba Lan rằng ông đứng về bên nào, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance giải thích thêm rằng ông Trump muốn dùng ngoại giao để giải quyết cuộc chiến, khác với cách giải quyết của cựu Tổng thống Biden; ông Zelensky đã quay sang truy vấn Mỹ về chính sách ngoại giao.

“JD, ông đang nói đến loại ngoại giao nào vậy?”, ông Zelensky đặt câu hỏi.

“Tôi đang nói về loại ngoại giao sẽ chấm dứt sự hủy diệt đất nước của ông”, ông Vance trả lời và liên tục chỉ tay về phía ông Zelensky trong khi nói.

Cuộc tranh cãi nảy lửa tại Nhà Trắng bắt đầu từ đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.

Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.