Đầu năm mua muối, nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng
Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.
Cũng xuất phát từ câu tục ngữ “gừng cay muối mặn”, mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

Mua muối đầu năm đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt. Việc mua muối đầu năm của mỗi gia đình thường bắt đầu trong buổi sớm mồng 1 Tết. Chính vì thế, ngay từ sáng mồng 1 Tết, tại các vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều người đi bán muối dạo qua khắp các con phố, đường làng hoặc mang thúng muối ra bán ngay trước cổng chùa, đình, hay đền.
Những tiếng rao bán muối ngày đầu năm mới, từ bao giờ đã trở thành một nhịp trong nhịp sống của người dân Hà Nội. Sớm tinh mơ, những tiếng rao phá tan sự tĩnh lặng của ngày đầu năm mới, len lỏi qua các con ngõ, từng lối đi. Những gói muối nhỏ ngày Tết thường không tính đến giá trị thực của hàng hóa. Và những người bán, họ không phải là những người bán muối chuyên nghiệp.

Sau khi đem muối về nhà, mọi người thường chia thành các túi nhỏ để tiện cất giữ. Theo thời gian, việc bán và mua muối được quan tâm hơn về mặt hình thức, từng gói muối cũng trau chuốt hơn khi được người bán gói, bọc cẩn thận trong những chiếc túi hoặc chiếc hộp nhỏ xinh xắn, thắt nơ và có dây cầm.
Giờ đây, tuy với nhiều gia đình muối không phải là thứ gia vị được dùng nhiều như xưa, nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cùng với những phong tục, tập quán khác thì mua muối đầu là một phần không thể thiếu đối với người dân. Đó là một nét đẹp trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc cần được duy trì.


Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
0