Đấu giá đất tập trung để tránh lũng đoạn thị trường
UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội, vừa thu được hơn 1.800 tỷ cho ngân sách thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại khu đất gần 4,4ha trên địa bàn phường Hoàng Liệt.
Theo đại diện Trung tâm quỹ đất Hoàng Mai, kết quả này cho thấy bước đầu quận đã thành công trong việc thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách cho địa phương. Đặc biệt, việc tổ chức đấu giá tập trung đối với các đơn vị là tổ chức sẽ ngăn chặn được tình trạng các cá nhân lợi dụng chính sách để gây nhiễu loạn thị trường, có những hành vi phá hoại các cuộc đấu giá.
Ông Vũ Tuấn Đạt - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai, cho biết: “Theo chủ trương của UBND thành phố, quận Hoàng Mai sẽ tập trung để tổ chức theo hình thức đấu giá tập trung, không đấu giá riêng lẻ kể cả đối với những khu đất xen kẹt để tránh tình trạng các cá nhân phá hoại buổi đấu giá hay lợi dụng để lũng đoạn thị trường”.
Không chỉ quận Hoàng Mai, nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã thành công trong việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tập trung, tăng thu ngân sách cho địa phương.
Vừa qua, huyện Gia Lâm đã thu được gần 600 tỷ đồng cho ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng để bán và xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, bãi đỗ xe tại khu đất Tháp Vàng, xã Phú Thị. Tổng diện tích khu đất là hơn 16.800m2, giá trúng đấu giá là hơn 570 tỷ đồng. Hiện tại, nhà đầu tư trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Dự án đã có giấy phép xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng để đưa đất vào sử dụng.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Công ty CP GP Invest, cho biết: “Đấu giá nhỏ lẻ sẽ giúp những cá nhân có thể sở hữu bất động sản dễ dàng hơn, nhưng do các tổ chức lợi dụng nên việc chuyển sang đấu giá tập trung sẽ nâng cao vai trò của các địa phương trong xác định giá, tránh một số cá nhân gây lũng đoạn, thao túng thị trường”.
Đấu giá tập trung cũng giúp các địa phương lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính, có khả năng triển khai dự án, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng bỏ cọc như trường hợp đấu giá riêng lẻ.
Hình thức này đã và đang được nhiều quận huyện tại Hà Nội nghiên cứu, lựa chọn. Dù còn một số khó khăn trong quá trình triển khai, nhưng đấu giá đất tập trung là bước đi cần thiết để minh bạch hóa thị trường, ngăn chặn tiêu cực và tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư lẫn người dân.
Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.
Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.
Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.
Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.
Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.
0