Nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Đây là chỉ đạo thứ hai của Thành phố chỉ trong 4 tháng qua trước những diễn biến mới bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Tại phiên đấu giá đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn ngày 29/11, 58 lô đất được đưa ra đấu giá với 6 vòng bắt buộc. Điều bất thường xảy ở vòng đấu thứ 5 khi một khách hàng đã trả giá cho 3 lô đất tới mức khó tin 30 tỷ đồng/m². Nhiều thửa đất khác cũng được đẩy lên rất cao. Rồi đến vòng đấu cuối cùng, đồng loạt không trả giá khiến 36 lô đất đấu giá không thành công.

Công an Thành phố đã vào cuộc điều tra, 5 đối tượng đã bị tạm giam và khởi tố về hành vi "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản". Lời khai của đối tượng Phạm Ngọc Tuấn (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) đã cho thấy rõ hành vi cố tình phá đấu giá đất. "Tại vòng 5, lúc đầu tôi nhầm tôi sẽ đánh cả 10 mảnh. Đánh là sẽ trả khoảng 30 hoặc hơn 20 triệu đồng, trả dần các mảnh để vẫn có cơ hội vào vòng 6 để đấu tiếp. Nhưng mà tôi nhớ lại thì vòng 5 là vòng áp chót rồi, nghĩa là sang vòng sau sẽ không còn cơ hội để giữ được đất nữa. Thế là vội vàng tôi mới sửa thành 30 triệu đồng và thêm 3 số không nữa để tôi giữ được 3 lô", Phạm Ngọc Tuấn khai.

5 đối tượng cố tình phá đấu giá đất bị bắt giữ.

Cùng lúc đấu nhiều thửa đất, thông đồng thổi giá, khi không đạt được mục đích thì sẵn sàng phá hoại. Đây chỉ là một số trong rất nhiều thủ đoạn nhằm thực hiện hành vi thao túng, trục lợi. Thực tế cho thấy, đấu giá đất dường như đang trở "sân chơi riêng" của những người đấu giá chuyên nghiệp.

Trả giá rất cao rồi bỏ cọc - điển hình là cuộc đấu giá 68 thửa đất ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai tổ chức ngày 10/8. Thửa cao nhất có giá hơn 103 triệu đồng/m², thấp nhất cũng gần 100 triệu/m². Nhưng đến hạn nộp tiền, 80% trường hợp bỏ cọc. Liên tiếp các cuộc đấu giá sau đó, nhiều thửa đất bị đẩy cao phi lý: xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức thửa cao nhất được đẩy lên tới trên 133 triệu đồng/m²; huyện Phúc Thọ: 75 triệu đồng/m²; quận Hà Đông: 262 triệu đồng/m². Cao phi lý như vậy nhưng nhiều thửa vẫn được rao bán chênh. Từ đây chiêu trò "trả giá cao, tạo sốt ảo, kích sóng đất nền" bị chỉ ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng "nhà nhà" đi đấu giá đất để lướt sóng kiếm lời là do giá khởi điểm được áp dụng quá thấp so với giá thị trường.

Khu đất được các đối tượng tham gia đấu giá.

Bà Phạm Thị Miền, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam phân tích: "Tiền cọc cũng khá là thấp. Khi đó thì có thể tham gia rồi bỏ cọc không quá áp lực. Cũng do một nguyên nhân nữa là từ bảng giá đất, vẫn tính theo quy định cũ, giá khởi điểm thấp. Dần dần bảng giá đất mới được đưa vào thực tế thì sẽ khiến cho mức giá khởi điểm gần với thị trường, sẽ giảm được ý đồ đầu cơ của các cá nhân và nhóm lợi ích riêng".

Những bất cập trong tổ chức đấu giá đất tiếp tục được UBND thành phố chỉ rõ và yêu cầu các địa phương thực hiện đúng quy định pháp luật, rà soát, chấn chỉnh công tác đấu giá theo các văn bản chỉ đạo trước đó của Chính phủ và thành phố. Các quận, huyện, thị xã cần chủ động đề xuất giải pháp cụ thể để tổ chức đấu giá chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Xuân Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn thông tin: "Sau khi tổ chức đấu giá không thành đối với 36 thửa đất, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn đã phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh Thanh Xuân có một số điều chỉnh trong quy chế đấu giá, trong đó đưa các nội dung là khách hàng khi tham gia đấu giá phải cam kết không thông đồng thổi giá ,trả giá cao bất thường rồi không tham gia ở vòng tiếp theo. Trường hợp vi phạm sẽ bị thu tiền đặt cọc".

Còn ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội nhấn mạnh: "Chúng ta đầu thầu rộng rãi, nhiều lô trong một lúc, nhiều khu trong một thời gian. Rõ ràng sẽ hạn chế được. Thứ hai là định giá, đánh giá đất đai, đưa giá sát với thị trường, nó sẽ không dẫn đến hiện tượng như đợt đầu nữa".

Đây cũng là vấn đề đang được Hà Nội chấn chỉnh. UBND Thành phố yêu cầu các địa phương đánh giá hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá, đặc biệt tránh tổ chức đấu giá tại khu vực có giá khởi điểm thấp, không đủ bù đắp chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng. Những khu đất đấu giá được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ tái định cư hoặc công trình công cộng, góp phần hỗ trợ các dự án trên địa bàn - đây tiếp tục là chỉ đạo được UBND Thành phố nhấn mạnh. Kinh nghiệm từ thực tế giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 đã cho thấy hiệu quả trong công tác bố trí tái định cư, được người dân đồng tình, ủng hộ.

Đất đấu giá ngoài mục đích tạo nguồn thu ngân sách phải phục vụ nhu cầu thực tế của người dân sở tại. Điều này vẫn chưa được thực hiện trong thời gian qua. Việc nghiên cứu ban hành chính sách thuế phù hợp; quy định về thời gian mua, bán đất đấu giá; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm là những giải pháp cần được triển khai để bịt kín những kẽ hở, ngăn chặn tình trạng lũng đoạn, trục lợi trong đấu giá đất. Chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu ban hành bảng giá đất mới, UBND Thành phố đang giao nhiệm vụ cho các quận, huyện, thị xã phối hợp, hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong thực hiện biện pháp ổn định thị trường bất động sản, tránh phát sinh các vấn đề phức tạp; đồng thời giao sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo thành phố trong tháng 2/2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.

Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.