Cần hành lang pháp lý cho công nghệ AI và Blockchain

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Blockchain và AI: cuộc cách mạng tương lai.

Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, hiện nước ta xếp thứ 5 trên toàn cầu về mức độ áp dụng công nghệ blockchain với nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 100 triệu USD. Tuy vậy, vẫn còn những rào cản về pháp lý khiến các doanh nghiệp nước ngoài còn e ngại khi đầu tư vốn vào Việt Nam ở lĩnh vực này. Trong khi đó, để phát triển công nghệ AI, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, Việt Nam cần nỗ lực để giải quyết ba bài toán cốt lõi về nhân sự, cơ sở pháp lý, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng công nghệ.

Trong khuôn khổ diễn đàn, Hiệp hội Blockchain đã cho ra mắt Viện công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo AI. Đây sẽ là đơn vị tiên phong vì giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực công nghệ số với chiến lược đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó có 100.000 sinh viên tại 30 trường đại học cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.

Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.

Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.

Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.