Cần có giải pháp đột phá để đẩy nhanh nhà ở xã hội

Thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, nhiều đại biểu Quốc hội cũng chỉ ra các hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội như chưa bố trí được ngân sách; chính sách ưu đãi có nhưng khó khả thi trong thực tế, tiếp cận vốn ưu đãi khó khăn, thủ tục đầu tư xây dự án xây dựng nhà ở xã hội còn phức tạp, kéo dài.

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, thời gian qua, việc thực hiện chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực như tài chính, đất đai... cho nhà ở xã hội chưa hiệu quả, dẫn đến chưa thực sự khuyến khích cho nhà đầu tư tham gia; gói tín dụng 120 ngàn tỷ chậm được giải ngân; nhiều văn bản pháp quy còn chồng chéo nhau, chưa rõ ràng; nhiều địa phương chưa đạt tỷ lệ về nhà ở xã hội theo quy định.

Ông Phạm Văn Hòa - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho hay: "Mỗi nhà đầu tư đều rất cần vốn nên chấp nhận vay với lãi suất cao để triển khai dự án. Vay cao nên bán ra cao. Đối tượng mua rất khó khăn tiếp cận vì không đủ nguồn tiền để chi trả hàng tháng, mặc dù các chính sách ưu đãi của Nhà nước như mượn tiền, sử dụng đất thuê, thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và dành 20% quỹ đất để phát triển nhà ở thương mại cũng chưa thu hút, khuyến khích nhà đầu tư".

Phản ánh có tình trạng đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội chưa đúng, có người sở hữu nhà ở xã hội không phải là người được hưởng chính sách ưu đãi này, đại biểu cũng đề nghị bổ sung nội dung tăng cường kiểm tra quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương kiến nghị: "Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm cục bộ trong thi hành luật. Tôi đề nghị bổ sung một nội dung là tăng cường kiểm tra đối tượng sở hữu nhà ở xã hội và quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ thuê mua nhà ở xã hội để có thể phát hiện và xử lý các sai phạm có liên quan".

Các ý kiến cũng đề nghị cần cơ cấu lại quy hoạch và tạo quỹ đất ưu tiên cho nhà ở xã hội, trong đó, xây dựng quy hoạch đồng bộ, dài hạn, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu vực có nhiều khu công nghiệp; đồng thời, đề xuất thành lập quỹ tín dụng phát triển nhà ở xã hội với cơ chế quản lý phù hợp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ trao Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 đã vinh danh bốn công trình nghiên cứu tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y học, nông nghiệp và khoa học xã hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko tại Trụ sở Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, trật tự đô thị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP. Hà Nội đã xử lý nghiêm các vi phạm tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.

UBND quận Hà Đông đã thông báo danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo Nghị định số 50 của Chính phủ.

Lực lượng cảnh sát trật tự, Công an TP. Hà Nội đã huy động hơn 18.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia tuần tra kiểm soát, phát hiện và phối hợp bắt giữ 66 vụ phạm pháp hình sự, lập biên bản 7.520 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, an toàn giao thông.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cũ) - Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan, trong vụ án Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái vào ngày 12/5.