BĐS công nghiệp Thủ đô phát triển mạnh trong năm 2025
Sau những biến động trong năm 2024, bất động sản công nghiệp tiếp tục được nhận định là điểm sáng trong năm 2025 với sự phát triển ổn định, tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư lớn.
Cụm Công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước tại huyện Thanh Oai rộng 52 ha, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Constrexim số 1 làm chủ đầu tư. Máy móc, nhân công đã được huy động thi công để đảm bảo tiến độ. Được xây dựng theo tiêu chí xanh, cụm công nghiệp này sẽ thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sạch.
Ông Lê Tiến Quân – Phó Ban Quản lý dự án Cụm Công nghiệp Thanh Văn - cho hay: "Để đảm bảo tiến độ, trong thời gian nghỉ Tết, chúng tôi vẫn duy trì 4-5 tổ đội để vẫn thi công như bình thường, đảm bảo tiến độ cho dự án. Theo kế hoạch, quý IV/2025, chúng tôi sẽ bàn giao hạ tầng kỹ thuật cho các nhà đầu tư có thể đi vào triển khai".
Đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã thành lập được 102 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.188 ha. Trong tổng số 43 cụm công nghiệp được thành lập trong giai đoạn 2018-2020 theo Nghị định 68 của Chính phủ, Hà Nội đã khởi công được 28 cụm. 15 cụm còn lại đang được thành phố đôn đốc tập trung đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục hành chính để chủ đầu tư có đủ điều kiện khởi công.
Để thu hút dòng vốn FDI vào bất động sản công nghiệp, cuối năm 2024 vừa qua, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng ba khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Thường Tín và Sóc Sơn, gồm: Khu Công nghiệp Phụng Hiệp quy mô 174,8 ha, Khu Công nghiệp Bắc Thường Tín quy mô 137 ha, Khu Công nghiệp sạch Sóc Sơn quy mô 323,9 ha.
Thành phố Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng đất là 1.348 ha, vốn đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp 139 triệu USD và trên 6.000 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy diện tích đạt gần 100%.
Trong năm 2025, Hà Nội phấn đấu khởi công bốn cây cầu vượt sông Hồng quan trọng là cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi và cầu Trần Hưng Đạo. Bên cạnh đó, các dự án như đường Vành đai 4 sẽ hoàn thành đường song hành trong năm 2025, nhiều đoạn tuyến của cao tốc Bắc – Nam đã đưa vào lưu thông sẽ là các yếu tố giúp bất động sản công nghiệp Thủ đô Hà Nội tăng khả năng cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững.
Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.
Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.
Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.
Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.
Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.
0