Bảo tồn thành cổ Ô Diên

Ngày 19/2, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa quê hương Đan Phượng và danh nhân Tô Hiến Thành”.

Dự hội thảo có Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng; nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.

Đan Phượng là một vùng đất cổ, nơi hợp lưu của ba con sông là sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ. Đây là nơi có thành cổ Ô Diên được chọn làm kinh đô của nhà nước Vạn Xuân thời Hậu Lý Nam Đế.

Tại hội thảo, một số chuyên gia đã nhấn mạnh những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản, gắn kết phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng và cả vùng di tích hai bờ sông Hồng, liên kết với khu vực Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời khôi phục dòng sông Nhuệ cổ, xây dựng công viên văn hóa lịch sử danh nhân Tô Hiến Thành.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm của các đơn vị đã nỗ lực, cố gắng tổ chức hội thảo khoa học nhằm cung cấp những luận cứ; khẳng định quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc cụ thể hóa quy hoạch cũng như định hướng của Chính phủ đã phê duyệt trên địa bàn huyện Đan Phượng và các huyện lân cận.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị huyện Đan Phượng sau hội thảo này sớm có báo cáo với lãnh đạo thành phố trên cơ sở kết luận của hội thảo ở những công việc cụ thể. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các sở, ngành, đặc biệt là Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng thành phố Hà Nội không nên quy hoạch những cụm di tích lịch sử, văn hóa riêng biệt cho từng huyện mà phải hướng tới liên vùng, từ thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, đến quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm để thành một dải dọc sông Hồng, qua đó phát huy hết giá trị của di tích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.