Bảo tàng Hà Nội 'chơi lớn' với sân khấu giữa hồ
Giữa lòng thành phố nhộn nhịp, Bảo tàng Hà Nội như một điểm đến yên bình, nơi du khách có thể đắm mình trong dòng chảy lịch sử, khám phá những câu chuyện thú vị về Thăng Long - Hà Nội xưa và nay. Từng gặp không ít định kiến khi chậm triển khai công tác trưng bày, nhưng những năm qua, Bảo tàng Hà Nội đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, trở thành không gian văn hóa sáng tạo, điểm hẹn âm nhạc, trong đó sân khấu đặc biệt được dựng ở giữa hồ. Đây là hướng đi mới nhằm thúc đẩy không gian văn hóa, sáng tạo của Thủ đô.
Âm nhạc, ánh sáng và không gian thiên nhiên hòa quyện đã tạo nên những trải nghiệm ấn tượng cho du khách. Show diễn âm nhạc đầu tiên mang tên "True love seasons" được tổ chức trên sân khấu kính giữa hồ, đánh dấu sự "trẻ hóa" của Bảo tàng Hà Nội nhằm khai thác tối đa hiệu quả không gian văn hóa. Sân khấu đặc biệt này sẽ được xây dựng thành một chương trình nghệ thuật mang thương hiệu văn hóa Hà Nội, thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển.
Ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho hay: "Bảo tàng Hà Nội sẽ chung tay với đơn vị tổ chức nhằm khai thác không gian tại bảo tàng, tổ chức đêm nhạc định kỳ hằng tháng ở bảo tàng. Bảo tàng tĩnh trong câu chuyện lịch sử, nhưng sẽ động trong sản phẩm sáng tạo, để nhớ tới âm nhạc ở bảo tàng là nhớ tới Bảo tàng Hà Nội".
Khuôn viên của bảo tàng khá rộng với không gian xanh mát tựa như Ba Vì thu nhỏ với cây xanh, vườn hoa và hồ nước. Du khách cũng rất ấn tượng với trưng bày "Dấu ấn di sản công nghiệp của Hà Nội" với đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước số hiệu 141 – 179 (đầu máy Tự Lực) và toa xe đang được trưng bày trong khuôn viên sân vườn của Bảo tàng Hà Nội.
Đầu máy Tự Lực là một trong rất ít đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang dấu ấn “Made in Viet Nam” còn sót lại. Ít ai biết rằng, để có hiện vật gốc này là cả một quá trình sưu tầm dày công của các cán bộ bảo tàng. Hành trình sưu tập đầu máy hơi nước đã được Bảo tàng Hà Nội tiến hành từ cuối năm 2017.
Bên trong bảo tàng, không gian trưng bày được thiết kế hiện đại, khoa học, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và công nghệ hiện đại. Hơn 70.000 hiện vật được sắp xếp theo trình tự thời gian, tạo nên một hành trình khám phá lịch sử sống động và hấp dẫn.
Câu chuyện đổi mới phương thức truyền thông, tận dụng thế mạnh của các nền tảng mạng xã hội được bảo tàng chú trọng. Trung bình mỗi tháng, Bảo tàng Hà Nội đón khoảng 12.000 lượt khách tham quan. Ngoài ra, Bảo tàng Hà Nội cũng nỗ lực thực hiện vai trò Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo của Thành phố Hà Nội; chú trọng công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Với vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, giáo dục và quảng bá văn hóa, Bảo tàng Hà Nội hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển văn hóa và du lịch của Thủ đô trong tương lai.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
0