Bàn chân giả mô phỏng cấu trúc giải phẫu của chân người
“Bàn chân mềm” của robot cử động linh hoạt, được kỳ vọng là phát minh mới có thể hỗ trợ những người bị mất chi và cải tiến các robot hình người trong tương lai gần.
SoftFoot Pro là một robot hình bàn chân được thiết kế đặc biệt cho các môi trường trơn trượt và không bằng phẳng, giúp người dùng vẫn giữ được thăng bằng khi đi lại. Chiếc chân giả này mô phỏng linh hoạt chuyển động bàn chân người và có cả khả năng chống nước.
Ông Manuel Catalano, nhóm nghiên cứu cho biết: “Thiết kế của bàn chân giả này gồm 5 xương ngón chân mô phỏng theo bàn chân người, kết nối với các dây chằng co giãn giúp chúng có thể hấp thụ năng lượng để tạo ra chuyển động thích ứng với bề mặt tiếp xúc”.

Các loại chân giả và chân robot hiện nay hầu hết được thiết kế phẳng và ít có tương tác. Tuy nhiên thiết kế độc đáo của SoftFoot Pro giúp người dùng đi lại, chuyển động hiệu quả, tự nhiên cũng như bám đất tốt hơn. Điều đặc biệt là chân giả này không có động cơ hoặc bộ phận điện, giúp nó chống nước và sử dụng được ở mọi loại địa hình ngoài trời.
“Hệ thống mới có khả năng xử lý, thích ứng với các loại môi trường và chướng ngại vật khác nhau. Đồng thời với các ngón chân cho phép nó nắm bắt, thích ứng với môi trường và cho phép tác động lực lên mặt đất trong mọi điều kiện”, ông Manuel Catalano, nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Một số nguyên mẫu của SoftFoot Pro, được những người không may bị cụt chi dưới một bên ở Đức và Áo thử nghiệm, đã chứng minh tiềm năng của robot trong việc nâng cao cuộc sống của người sử dụng. SoftFoot Pro đã đạt được hai bằng sáng chế quốc tế và đang chờ phê duyệt của Văn phòng cấp bằng sáng chế châu Âu cho bằng sáng chế thứ ba.


Diễn đàn “Phát triển xung lực mới cho quốc gia” và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã diễn ra vào ngày 7/5, tại Hà Nội.
Sáng nay, người dùng khi truy cập vào trang web chính thức của Tiki khá bất ngờ khi bị chuyển hướng đến trang web có nội dung cá độ.
Doanh thu từ thị trường trò chơi di động sẽ cán mốc 712 triệu USD vào năm 2029, dự báo ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025-2030 tăng trưởng mạnh mẽ.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên như một “trợ lý vạn năng”, giúp doanh nghiệp không chỉ cắt giảm chi phí mà còn nâng tầm hiệu suất trong nhiều công đoạn.
Ứng dụng AI trong khu vực công giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian, tăng hiệu quả công việc cho cá nhân cán bộ, công chức và cơ quan.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã hiện diện trong các lĩnh vực với nhiều hình thức, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nếu biết nắm bắt và tận dụng, đây sẽ là công cụ hữu hiệu để tạo nên sự đột phá trong nhiều hoạt động.
0