Ấn Độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng sau Lễ hội Diwali

Ngày 1/11, thủ đô New Delhi của Ấn Độ có tên trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới sau khi nhiều người dân tại đây đã vi phạm lệnh cấm đốt pháo mừng Lễ hội ánh sáng Diwali, đẩy chất lượng không khí lên mức nguy hiểm.

Sau Lễ hội ánh sáng của người Hindu diễn ra vào ngày 31/10, khói mù dày đặc đã bao trùm thủ đô New Delhi của Ấn Độ, bao gồm cả trung tâm thủ đô và các khu vực xung quanh thành phố. Tình trạng càng trở nên nghiêm trọng khi người dân tiếp tục đốt nhiều rơm rạ tại các trang trại ở miền Bắc Ấn Độ, khiến chất lượng không khí ngày càng trở nên tồi tệ. Theo IQ Air, chỉ số chất lượng không khí tại đây đã chạm mức nguy hiểm 348 điểm, đưa thủ đô Ấn Độ lên đứng đầu danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong tháng 11.

Anh Tejas Singh Nagi, một người dân New Delhi, nói: "Có rất nhiều khó khăn do ô nhiễm. Bạn dễ dàng cảm nhận bầu không khí ô nhiễm gây khó thở, đặc biệt là khi tập thể dục. Bạn có thể không cảm thấy điều đó khi đi lại bình thường nhưng nếu bạn chạy bộ, đi xe đạp hoặc tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào, bạn sẽ nhận ra việc hít thở không khí này khó đến mức nào".

Một người dân New Delhi khác, anh Ganesh Narayan Chawla cho rằng tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn do các vụ đốt pháo và là một vấn đề lớn đối với Ấn Độ. Vấn đề này sẽ tồn tại cho đến khi chính phủ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế nó.

Vài năm trở lại đây, nhà chức trách Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm đốt pháo trong dịp lễ Diwali và trong mùa đông, nhưng việc thực thi lệnh cấm này trên thực tiễn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong tháng 10, chính quyền thủ đô Ấn Độ đã ra lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất và sử dụng pháo ở thủ đô cho đến đầu năm 2025 để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.

Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện chuyến công du quan trọng tới ba quốc gia vùng Vịnh: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar từ ngày 10 đến 14/5/2025. Một trong những tuyên bố gây chú ý nhất trong chuyến đi này là quyết định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria, quốc gia đã chịu đựng hơn một thập kỷ chiến tranh, xung đột và cấm vận.