Vì sao giá thuê mặt bằng nhà phố tại TP.HCM giảm mạnh?
Ở các chung cư tại TP. HCM, mỗi ngày có hàng loạt shipper đến từ các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktokshop túc trực, với rất nhiều hàng hóa được giao đến. Mỗi người mất cả tiếng đồng hồ giao hết hàng cho một tòa nhà. Thậm chí, những lúc cao điểm, shipper sàn Shopee phải giao hàng hai đợt trong một ngày. Tại các tòa nhà văn phòng cũng diễn ra cảnh tương tự.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn thành phố năm 2024 vừa qua tăng trưởng 2 chữ số so với năm 2023, cụ thể là 10.6%. Tháng 1 vừa qua, chỉ tăng 11,5% (theo số liệu từ Cục thống kê TP. HCM). Mức tăng cao hơn hẳn mức tăng chung của Việt Nam, chỉ ở mức 1 chữ số.
Tuy nhiên, một điều tưởng rất mâu thuẫn là giá thuê các mặt bằng nhà phố kinh doanh bán lẻ tại hầu hết các quận, huyện của TP. HCM đều giảm trung bình từ 10 - 18% trong tháng 1 vừa qua. Khu vực giảm sâu nhất chính là khu vực trung tâm thành phố, là quận 1 và quận Bình Thạnh, mức giảm trung bình từ 20 - 32%. Đây là số liệu từ trang giao dịch trực tuyến Nhà Tốt vừa mới công bố.
Bất chấp ngành bán lẻ hàng hóa tăng trưởng tích cực, giá thuê mặt bằng đang giảm đi. Giá thuê giảm, nguyên nhân trực tiếp là từ sức cầu yếu, tức là nhu cầu thuê mặt bằng giảm đi so với trước.
Vậy họ bán ở đâu? Câu trả lời chính là thương mại điện tử. Đánh giá vai trò của hoạt động này, Cục thống kê TP. HCM cho biết trong tháng 1, thương mại điện tử tăng trưởng tích cực góp phần thúc đẩy dịch vụ logistics. Tổng doanh thu vận tải hàng hóa tăng 16,2% so với cùng kỳ, trong khi hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 25,5%. Trong năm 2024, các mức tăng này còn ấn tượng hơn nữa.
Nói như vậy không có nghĩa mọi trải nghiệm mua sắm trực tiếp đều bị triệt tiêu. Nếu là một tín đồ thời trang, bạn vẫn muốn qua các cửa hàng để ướm thử trực tiếp hơn là nhìn một cô người mẫu với thân hình quá chuẩn làm mẫu. Nhưng một khi các nhà bán lẻ khác lựa chọn bán online thì mặt bằng sẽ được nhường lại cho những cửa hàng cần trải nghiệm. Tóm lại, nhu cầu thuê mặt bằng sẽ giảm đi.
Tại TP. HCM, hiện tượng các mặt bằng nhà phố đã bị bỏ trống từ năm 2024, đặc biệt là các mặt bằng đắt đỏ. Sự dịch chuyển trong lĩnh vực bán lẻ, từ offline sang online là một nhân tố quan trọng, góp phần thiết lập mặt bằng giá mới tại TP. HCM, là thành phố sôi động nhất cả nước.
Thực tế, sức mua của người dân thành phố vẫn rất tốt, thể hiện ở mức tăng doanh số bán lẻ. Chỉ là mặt bằng bán lẻ chưa đủ rẻ, chưa đủ cân xứng để các nhà bán lẻ quyết định xuống tiền và lấp đầy. Thị trường cần một thời gian như vậy để tìm điểm cân bằng mới.
Không chỉ thị trường cần thời gian, nhiều cá nhân và doanh nghiệp cũng đang chờ mặt bằng giá mới được thiết lập ổn định mới bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh, buôn bán.


Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.
0