Vì sao cần mở rộng không gian hồ Hoàn Kiếm?

Theo các chuyên gia, Thủ đô Hà Nội trước đây quy hoạch cho 250.000 dân, nhưng giờ dân số đã lên gần 10 triệu nên mở rộng không gian công cộng, nhất là ở khu vực Hồ Gươm là tất yếu.

Thành phố Hà Nội đang nghiên cứu quy hoạch để mở rộng không gian công cộng khu vực hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm. Thành phố tán thành với đề xuất của quận Hoàn Kiếm về việc lập đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực Bắc hồ Gươm, Nam phố cổ, chủ đạo là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; khu vực phía Đông hồ Gươm cũng đang được nghiên cứu với việc di dời nhiều cơ quan, trụ sở... nhằm từng bước hiện thực hóa quy hoạch hồ Gươm và vùng phụ cận đã được đề cập trong Quy hoạch chung Thủ đô, đồng thời đáp ứng từ thực tiễn về việc cần thiết mở rộng không gian công cộng khu vực hồ Gươm.

Ngoài việc tổ chức không gian đi bộ hồ Gươm dịp cuối tuần, vào các dịp kỷ niệm lớn của đất nước, Thành phố đều tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật, tuy nhiên, không gian công cộng ở hồ Gươm đang chật hẹp. Đông Kinh Nghĩa Thục là quảng trường duy nhất ở khu vực nhưng diện tích chỉ khoảng 5.000 m². Mỗi lần diễn ra các sự kiện lớn, chính quyền đều tổ chức cấm hoặc hạn chế phương tiện lưu thông, hạn chế người tham gia khi thấy nguy cơ quá tải. Do vậy, theo các chuyên gia, không gian công cộng tại đây cần phải được mở rộng.

KTS. Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia cho rằng: “Khi chúng ta có thêm không gian công cộng thì đương nhiên là chúng ta sẽ có nhiều lợi ích ở trong đó. Đối với một đô thị lớn như Hà Nội, khi có sự kiện tập trung đông người đòi hỏi những không gian rộng lớn".

Quận Hoàn Kiếm là khu lõi của nội đô lịch sử với hồ Gươm và đền Ngọc Sơn - Di tích Quốc gia đặc biệt. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tiếp nối giữa hồ Gươm và khu phố cổ. Vì thế sau khi thành phố công bố quy hoạch phân khu H1-1B, quận đã nghiên cứu chỉnh trang tuyến phố, thiết kế quảng trường này. Theo chính quyền quận Hoàn Kiếm, việc chỉnh trang khu vực hồ Gươm được thực hiện nhiều năm qua nhằm bảo tồn Di tích Quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn. Do vậy, việc mở rộng lần này là tiếp tục các hoạt động chỉnh trang đô thị để phát huy được giá trị của biểu tượng văn hóa đặc biệt của Thủ đô.

Trong quy hoạch phân khu H1-1B tỷ lệ 1/2.000 gồm khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận, Hà Nội xác định đoạn từ tòa nhà "Hàm cá mập" đến trụ sở UBND thành phố là các ô phố mang tính chất công cộng, văn hóa, phục vụ cộng đồng. Với Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, từ năm 2013, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã cùng quận Hoàn Kiếm tổ chức cuộc thi cải tạo. Từ thời điểm đó, tòa nhà "Hàm cá mập" được xem xét phá bỏ nhằm mở rộng không gian quảng trường.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội này cho biết, sau khi phá bỏ tòa nhà " Hàm cá mập " và kết hợp với tuyến phố xung quanh sẽ tạo ra không gian khoảng 12.000 m² để phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong những dịp kỷ niệm lớn của thành phố và đất nước. Việc nghiên cứu mở rộng không gian hồ Gươm để tạo sự liên kết với các khu vực xung quanh đã được đặt ra trong nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết: “Chúng tôi rất mong muốn đây một không gian có tính chất văn hóa lịch sử đáp ứng được yêu cầu phục vụ cộng đồng, do vậy cần phải có những không gian mở có tính thực dụng, tính khả thi cao để phục vụ những nội dung mang tính chất chính trị xã hội".

Theo các chuyên gia, Thủ đô Hà Nội trước đây quy hoạch cho 250.000 dân, nhưng giờ đã lên gần 10 triệu nên mở rộng không gian công cộng, nhất là ở khu vực hồ Gươm là tất yếu. Việc di dời nhiều công trình xung quanh hồ Gươm, dành diện tích cho không gian công cộng là tư duy đột phá vì đã loại bỏ lợi ích vật chất, đem lại không gian văn hóa xứng tầm Thủ đô 1.000 năm văn hiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) đã phát hiện và bắt giữ một người phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.

Đông đảo người dân và du khách đã đổ về khu vực trung tâm Quận 1 để thưởng thức màn trình diễn pháo hoa bên bờ sông Sài Gòn diễn ra vào tối 19/4.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hy sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

Hà Nội đang triển khai đợt cao điểm các biện pháp PCCC, nếu cơ sở nào chưa hoặc chậm trễ trong khắc phục tồn tại sẽ phải gắn biển nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC, đối mặt với những biện pháp xử lý cứng rắn, thậm chí là tạm dừng hoạt động.