Vận tải đường thủy nội địa tăng trưởng trên 15%
Thông tin từ Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, năm 2023 có 1.380 phương tiện đường thủy nội địa đăng ký mới đưa tổng phương tiện thủy đã đăng ký đến tháng 12 là 259.338 phương tiện. Về phương tiện chạy biển, cả nước hiện có 2.994 phương tiện sau khoảng 10 năm hình thành tuyến vận tải ven biển.
Cùng với phát triển phương tiện, năm 2023 cũng tăng cảng, bến trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và địa phương. Theo đó, hiện cả nước có 310 cảng. Trong đó, tuyến đường thủy nội địa quốc gia có 274 cảng, tuyến đường thủy nội địa địa phương có 36 cảng.
Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, việc tăng phương tiện, cảng bến có phép đã góp phần tạo thuận lợi cho vận tải thủy nội địa tăng trưởng trên 15%. Cụ thể, vận tải hành khách đường thủy nội địa đạt 289,83 triệu lượt khách, tăng 20,8% so với năm 2022; về hàng hóa đạt 431,42 triệu tấn, tăng 18,5% so với năm 2022.


Ngành đường sắt sẽ chạy tăng thêm nhiều chuyến tàu trên các tuyến đảm bảo phục vụ nhân dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, đồng thời sẽ giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội.
Nghị định số 89/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất để khai thác tại Việt Nam. Vậy loại máy bay này có gì đặc biệt?
Các chuyến bay giữa TP.HCM và Vân Đồn của hãng Vietnam Airlines dự kiến từ ngày 17/4 sẽ chuyển sang nhà ga T3.
Hãng Vietjet Air đã đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo sử dụng máy bay Comac ARJ21 của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/4.
Boeing 747-8 là chiếc chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14-15/4.
Tổng thị trường vận chuyển hàng không trong quý I/2025 đạt hơn 20,7 triệu khách (tăng 9,2% so với cùng kỳ); trong đó, nội địa hơn 9 triệu khách (tăng 5,4%) và quốc tế hơn 11,7 triệu khách (tăng 12,3%).
0