Ukraine chấp thuận ngừng bắn, cơ hội hoà bình đến gần?
Cuộc gặp giữa quan chức Mỹ và Ukraine tại Jeddah, Ả Rập Xê-út đã trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế. Tại đây, Ukraine chính thức chấp nhận đề xuất của Mỹ về một lệnh ngừng bắn tạm thời kéo dài 30 ngày với Nga, có hiệu lực ngay khi Moscow đồng ý. Nếu được thực thi, thỏa thuận này có thể mở đường cho các cuộc đàm phán hòa bình, tiến tới chấm dứt cuộc xung đột kéo dài ba năm giữa Nga và Ukraine.
Sau hơn tám giờ đàm phán, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio xác nhận Washington sẽ gửi đề xuất ngừng bắn của Ukraine tới Nga. Ông nhấn mạnh rằng Ukraine đã có một bước đi cụ thể để thiết lập lệnh ngừng bắn và hy vọng Moscow sẽ phản hồi tích cực, tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán hòa bình thực chất.
Ngay sau đó, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo và khôi phục hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Hai nước cũng cam kết thúc đẩy một thỏa thuận khai thác tài nguyên khoáng sản quan trọng của Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đánh giá lệnh ngừng bắn là một bước tiến tích cực, khẳng định rằng nếu Nga đồng ý, lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực ngay lập tức, tạo thời gian cần thiết để thúc đẩy các bước tiếp theo nhằm đạt được hòa bình bền vững.
Đề xuất của Ukraine bao gồm ba nội dung chính: ngừng bắn trên không đối với tên lửa, bom, máy bay không người lái tầm xa; ngừng bắn trên biển; và các biện pháp xây dựng lòng tin, trước hết là việc thả tù nhân. Tổng thống Zelensky cũng gửi lời cảm ơn tới Tổng thống Donald Trump vì sự hợp tác mang tính xây dựng trong cuộc đối thoại này.
Theo kế hoạch, đề xuất ngừng bắn sẽ được chuyển đến Nga thông qua nhiều kênh. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Nga trong những ngày tới, trong khi đặc phái viên Steve Witkoff sẽ đến Moscow để trao đổi trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin. Tổng thống Donald Trump bày tỏ hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ sớm được thông qua, đồng thời khẳng định ông có thể sẽ trực tiếp thảo luận với Tổng thống Putin trong tuần này. Ông nhấn mạnh rằng Ukraine đã đồng ý và hy vọng Nga cũng sẽ có quyết định tương tự, mở ra cơ hội cho một thỏa thuận hòa bình.
Tuy nhiên, phía Nga vẫn chưa đưa ra phản hồi rõ ràng. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận hòa bình nhưng bác bỏ ý tưởng về một lệnh ngừng bắn tạm thời. Moscow khẳng định bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải đảm bảo an ninh lâu dài cho Nga và yêu cầu Ukraine rút quân khỏi bốn khu vực đã sáp nhập vào Nga trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2022.
Thượng nghị sĩ Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại của Hội đồng Liên bang Nga, cũng thể hiện quan điểm cứng rắn, nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải dựa trên điều kiện của Nga, không phải do Mỹ quyết định. Moscow tuyên bố rằng các thỏa thuận quan trọng vẫn đang được định đoạt trên chiến trường.
Với lập trường cứng rắn của Nga và những điều kiện mà Moscow đưa ra, giới quan sát nhận định viễn cảnh chấm dứt xung đột vẫn còn nhiều thách thức. Những ngày tới sẽ mang tính quyết định khi Nga đưa ra phản hồi chính thức. Liệu hai bên có thể tìm được tiếng nói chung hay chiến sự sẽ tiếp tục kéo dài? Câu trả lời vẫn đang chờ đợi trên bàn đàm phán.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0