Từng bước gỡ vướng đấu thầu thuốc, vật tư y tế
Luật Ðấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ðấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 27/2/2024 đã cơ bản tháo gỡ những vướng mắc trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vật tư y tế vẫn đang diễn ra tại một số bệnh viện.
Ông Hoàng Cương – Trưởng phòng chính sách, Cục quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch đầu tư, cho biết đã hoàn thiện các thông tư hướng dẫn thi hành luật để chuẩn bị ban hành. Luật Đấu thầu sửa đổi 2023 đã bổ sung hàng loạt nội dung liên quan đến việc đấu thầu của ngành Y tế và dành riêng chương 5 cho việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

"Luật đấu thầu sửa đổi lần này phân cấp mạnh hơn luật năm 2013, theo hướng phân cấp cho các chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm. Hiện nay, Bộ Y tế đang dự thảo quyết định phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng Giám đốc bệnh viện sẽ quyết định tất cả. Từ việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả hợp đồng và tất cả những việc xử lý trong đấu thầu liên quan đến dự toán mua sắm đều do Giám đốc bệnh viện quyết mà không trình lên Bộ Y tế", ông Hoàng Cương nói.
Trước khi ban hành Nghị định 24, Ban soạn thảo đã có nhiều cuộc làm việc với các bên liên quan, nhất là các bệnh viện đầu ngành như Bạch Mai, K, Hữu nghị Việt Ðức, Chợ Rẫy... trực tiếp nghe các đề xuất. Sau đó, nhiều nội dung đã được đưa ngay vào nghị định để tháo gỡ tối đa những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bệnh viện trong việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế để bảo đảm phục vụ tốt hơn công tác khám, chữa bệnh.

Nghị định 24 đã giúp công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế được đơn giản, thuận tiện, phù hợp thực tế và phù hợp khả năng khám, chữa bệnh, khả năng chi trả của từng bệnh viện. Nghị định 24 đưa ra quy định chi tiết đối với thuốc thuộc danh mục đấu thầu cấp quốc gia, cấp địa phương; nếu chưa có kết quả đấu thầu hoặc đơn vị chưa lựa chọn được nhà thầu thì các bệnh viện có cơ chế chủ động để tự mua sắm.


Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.
Liên quan đến vụ việc gần 600 loại sửa giả vừa bị lực lượng công an phát hiện thu giữ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết đã cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm là thực phẩm dinh dưỡng.
Bà Trần Việt Nga - Cục trưởng Cục An toàn thực phầm, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan đến sữa Hikid và Nutri Brain IQ.
0